SGKVN

Ngữ Văn 7 - Tập 2 - Viết (trang 91) | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Viết (trang 91) - Ngữ Văn 7 - Tập 2. Xem chi tiết nội dung bài Viết (trang 91) và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Ngữ Văn 7 - Tập 2 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(trang 91)

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động có mục đích thông tin về quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó. Văn bản 2 của phần Đọc thuộc loại này. Hẳn em không thể quên nhiều trò chơi hay hoạt động đặc biệt đã theo suốt tuổi thơ của mình hoặc từng biết đến không ít trò chơi hay hoạt động độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá từng vùng miền đất nước. Em hãy giới thiệu về một trò chơi hay hoạt động với mọi người bằng một bài văn thuyết minh.

Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

• Giới thiệu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động (hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia). 

• Miêu tả được quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động.

• Nêu được vai trò, tác dụng của trò chơi hay hoạt động đối với con người. 

• Nêu được ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động.

Phân tích bài viết tham khảo

Chơi chuyền

Giới thiệu trò chơi.

Trong các trò chơi dân gian Việt Nam, trò chơi chuyền được rất nhiều bạn gái yêu thích. Ở đầu ngõ nhỏ, dưới bóng tre hay ở góc sân nhà, người ta thường thấy cảnh các bạn gái túm năm tụm ba, tóc buộc đuôi gà, cùng nhau đánh chuyền thoăn thoắt.

Miêu tả cách chơi (quy tắc).

Tham gia trò chơi này thường có từ 2 đến 6 người, chơi theo cặp, cũng có khi chơi luân phiên từng người trong nhóm, hoặc chia các đội. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ gọi là que chuyền và một quả tròn nặng (Trước kia, quả chuyền thường là một thứ quả cây như quả bưởi nhỏ rụn lúc còn non, quả xà cừ, quả cà,… Ngày nay thường là quả bóng ten-nít). Người chơi tay cầm quả tung lên không trung, đồng thời nhặt que chuyền đã được rải sẵn dưới đất, kịp để bắt quả khi quả rơi xuống. Chơi từ bàn 1 đến bàn 10, người chơi vừa tung quả, nhặt tre chuyền vừa đọc những câu đồng dao phù hợp hợp với từng bàn.

(trang 92)

Bàn 1 (mỗi lần tung quả lấy 1 que):

           Cái mốt

           Cái mai

           Con trai

           Con hến

           Chăng tơ

           Quả mơ

           Quả mận

           Con rận

           Lên đôi.

Bàn 2 (thường gọi là bàn đôi, mỗi lần tung quả lấy 2 que):

           Đôi bánh trôi

           Đôi bánh chay

           Đôi bánh dày

           Đôi bánh đa

           Lên bàn đa.

Bàn 3 (mỗi lần tung quả lấy 3 que, lần cuối lấy 1 que dư):

           Ba lá đa

           Ba lá đề

           Ba thằng hề

           Lên bàn tư.

Bàn 4 (thường gọi là bàn tư, mỗi lần tung quả lấy 4 que, lần cuối lấy 2 que dư):

           Tư củ từ

           Tư củ khoai

           Hai lên năm.

Bàn 5 (mỗi lần tung quả lấy 5 que):

           Năm em nằm

           Năm lên sáu.

Bàn 6 (lần đầu tung quả lấy 6 que, lần thứ hai tung quả lấy 4 que còn lại):

           Sáu lẻ bốn

           Bốn lên bảy.

(trang 93)

Các bàn 7, 8, 9 tương tự như bàn 6. Bàn 10 tung quả lấy cả 10 que. Hết bàn 10 thì tung quả và quay que chuyền bằng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng,… vừa chuyền vừa đọc: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột,…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền vòng. Hết 10 bàn và chuyền vòng tính là một ván.

Miêu tả luật chơi.

Khi đến lượt chuyền, nếu bạn nào không bắt được quả hay bắt que chuyền không đúng sẽ mất lượt. Đối phương sẽ được chơi. Có bạn chơi giỏi có thể chơi một lúc nhiều ván. Tính thắng thua bằng tỉ số hoàn thành các ván.

Nêu tác dụng của trò chơi.

Chơi chuyền luyện sự khéo léo, nhanh tay, nhanh mắt, luyện cả khả năng tính toán trong phạm vi 10. Chơi chuyền còn gắn kết người chơi, củng cố tinh thần đồng đội. Trò chơi này đem đến cho các bạn sự vui vẻ, hòa động.

Nêu ý nghĩa của trò chơi.

Hiện nay, chơi chuyền không còn phổ biến như trước. Các bạn nhỏ có thêm nhiều trò chơi khác, nhất là trò chơi công nghệ. Song, với tư cách là trò chơi thể hiện đậm nét một vẻ đẹp của văn hóa dân gian người Việt, chơi chuyền vẫn là “trò” thường có mặt trong các lễ hội và trong các hoạt động phát triển thể chất hoặc hướng tới mục đích lưu giữ bản sắc truyền thống.

(Nhóm biên soạn)

Thực hiện viết theo các bước

1. TRƯỚC KHI VIẾT

a. Lựa chọn đề tài

Em hãy nhớ lại những trò chơi hay hoạt động mà em biết hoặc từng tham gia. Ngày nay, có khá nhiều trò chơi hay hoạt động được tổ chức trong các sự kiện như đi dã ngoại, cắm trại,... Em có thể thuyết minh về những trò chơi hay hoạt động đó. Em cũng có thể chọn những trò chơi dân gian mình đã tham gia hoặc thấy thích thú và muốn tìm hiểu.

Hãy tham khảo một vài trò chơi theo hoạt động sau:

- Trò chơi bịt mắt bắt dê

- Trò chơi nhảy bao bố

(trang 94)

- Trò chơi ô ăn quan

- Trò chơi pháo đất

- Trò chơi cướp cờ

- Thi thả diều

- Thi thổi cơm

- Hát đối đáp.

Mục đích viết

Cung cấp thông tin về quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động.

Người đọc

Thầy cô, bạn bè, người thân và những người quan tâm đến trò chơi hay hoạt động được nói đến.

b. Tìm ý

Em hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời cho những câu hỏi dưới đây:

- Trò chơi hay hoạt động đó thường diễn ra ở đâu?

- Trò chơi hay hoạt động đó dành cho lứa tuổi nào?

- Hiện nay người ta có còn chơi trò đó hay duy trì hoặt động đó nữa không?

- Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó là gì?

- Trò chơi hay hoạt động đó có tác dụng như thế nào đối với con người?

- Ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động đó là gì?

c. Lập dàn ý

Em hãy sắp xếp các ý tìm được thành một dàn ý.

Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu về trò chơi hay hoạt động (tên gọi, hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia).

- Thân bài:

    + Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động

    + Nêu tác dụng của trò chơi hay hoạt động

- Kết bài: Ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động đối với cuộc sống con người.

2. VIẾT BÀI

Khi viết bài, em cần lưu ý:

- Kết hợp các thông tin em tham khảo được về trò chơi hay hoạt động và những trải nghiệm của riêng em (nếu có).

- Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động một cách chi tiết, rõ ràng.

- Mỗi ý thuyết minh về trò chơi hay hoạt động trình bày thành một đoạn văn.

(trang 95)

3. CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa cột phải.

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động.

Nếu bài viết chưa được giới thiệu cụ thể tên trò chơi hay hoạt động, hoàn cảnh diễn ra trò chơi hay hoạt động, đối tượng tham gia...cần bổ sung.

Miêu tả chi tiết, rõ ràng quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động.

Bổ sung thông tin (nếu cần) hoặc điều chỉnh các câu, đoạn cho bài viết mạch lạc.

Nêu được tác dụng và ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động.

Nếu việc nêu tác dụng, ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động còn sơ sài hoặc chưa chính xác cần bổ sung và điều chỉnh.

Đảm bảo về yêu cầu chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... trong bài viết và chỉnh sửa (nếu có).

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 7 - Tập 2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Toán 7 - Tập 1

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Toán 7 - Tập 2

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Ngữ Văn 7 - Tập 1

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Ngữ Văn 7 - Tập 2

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Tiếng Anh 7 - Tập 1

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Tiếng Anh 7 - Tập 2

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Vật Lí 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Sinh Học 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Lịch Sử 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Địa Lí 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Công Nghệ 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Âm Nhạc và Mĩ thuật 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Gợi ý cho bạn

am-nhac-5-1631

Âm Nhạc 5

NXB Kết nối tri thức - Âm nhạc 5

atlat-1361

Atlat

Atlat hay atlas là một tập hợp các bản đồ, thường là của Trái Đất hoặc một khu vực trên Trái Đất. Ngoài ra còn có atlas của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

mi-thuat-1-50

MĨ THUẬT 1

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

giao-duc-the-chat-6-78

Giáo Dục Thể Chất 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

vo-bai-tap-toan-1-tap-mot-737

VỞ BÀI TẬP Toán 1 - Tập Một

Môn học lớp 1 - NXB Cánh Diều

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.