TRI THỨC NGỮ VĂN (trang 5)
Truyện ngụ ngôn
Truyện ngư ngôn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.
Một số đặc điểm của truyện ngụ ngôn
- Truyên ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng văn xuôi hoặc thơ.
- Nhân vật ngụ ngôn có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hoá (có đặc điểm như con người).
- Truyện ngụ ngôn thường nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước.
Tục ngữ
Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
Thành ngữ
Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa toát ra từ cả cụm từ, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố.
Nói quá
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.
VĂN BẢN ĐỌC VĂN BẢN 1. Đẽo cày giữa đường (Ngụ ngôn Việt Nam) VĂN BẢN 2. Ếch ngồi đáy giếng (Trang Tử) VĂN BẢN 3. Con mối và con kiến (Nam Hương) VĂN BẢN 4. Một số câu tục ngữ Việt Nam VĂN BẢN 5. Con hổ có nghĩa (Vũ Trinh) |
VĂN BẢN TRUYỆN NGỤ NGÔN
TRƯỚC KHI ĐỌC
1. Kể một câu chuyện em được đọc (nghe) hoặc một sự việc em chứng kiến (tham gia) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện hoặc sự việc đó là gì?
2. Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói: "Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi".
ĐỌC VĂN BẢN
VĂN BẢN 1 (trang 6)
Đẽo cày giữa đường
Xưa có một người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về để làm cái nghề đẽo cày mà bán.
Theo dõi Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ. |
Cửa hàng anh ta mở bên đường. Ai qua đó cũng ghé vào coi. Người này thì nói: “Phải đẽo cày cho cao, cho to, thì mới dễ cày". Anh ta cho là phải, đẽo cảy vừa to vừa cao. Người khác lại nói: “Có đèo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày". Anh ta cho là phải, lại đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Sau lại có người bảo: “Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang(3) bao nhiêu đồng ruộng và cày tình bằng voi cả. Nếu đèo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn”. Người thợ mộc nghe nói, liền đẽo ngay một lúc bao nhiêu cảy to gấp năm, gấp bảy thứ thường bày ra bán.
Theo dõi Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường. |
(1) Quan, đơn vị tiền tệ thời xưa.
(2) Ngàn rừng, vùng rừng.
(3) Phá hoang, khai khẩn đất tự nhiên làm đất cày cấy, trồng trọt (hoặc phục vụ cho những nhu cầu khác của con người).
(4) Tình: toàn, hoàn toàn.
Nhưng qua bao nhiêu ngày tháng, chẳng thấy ai đến mua cho một cái nào, cũng chẳng thấy ai nói voi đi cày ruộng cả. Thành ra cớ bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma(1) sạch.
Suy luận Vì sao người thợ mộc không bản được cày? |
Người thợ mộc bây giờ mới biết dễ nghe người là dại. Nhưng quá muộn rồi, không sao chữa được nữa!
Bởi chuyện này mới có thành ngữ: “Đẽo cày giữa đường", để nói những người hay để tai nghe làm theo thiên hạ đến nỗi mất cả cơ nghiệp.
(Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Truyện cổ nước Nam, tập I,
Thăng Long, 1958, tr. 101-102)
(1) Đi đời nhà ma: chết; mất, mất hết (cách nói thông tục, hàm ý chế giễu).
VĂN BẢN 2 (trang 7)
Ếch ngồi đáy giếng
TRANG TỬ (2)
Một con ếch nhỏ ngồi trong một cái giếng sụp nói với một con rùa lớn biển đông(3): “Tôi sung sướng quá, tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô(4) giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cắm tôi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá. Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng(5), con cua, con nong nọc, không con nào sướng bằng tôi. Và lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa? Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?
Theo dõi Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa. |
Theo dõi Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng. |
(2) Trang Tử (khoảng năm 369 - 286 trước Công nguyên) là một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc. Cuốn sách Trang Tử (tên gọi khác: Nam Hoa kinh) của ông vừa chứa đựng những tư tưởng triết học uyên bác, vừa đậm chất văn chương với nhiều mẫu chuyện sinh động, mang tính ngụ ngôn sâu sắc. Truyện Ếch ngồi đáy giếng trích trong thiên Thu thuỷ (thiên thứ 17) của sách Trang Tử.
(3) Biển đông: biển ở phía đông.
(4) Vô: vào.
(5) Lăng quảng: con bọ gậy, ấu trùng của muỗi.
Con rùa biển đông vửa mới muốn đút cái chân bên trái vô giếng thì thấy không còn chỗ vì cái đùi bên phải đã bịt cái giếng rồi. Nó từ từ rút chân ra, lùi lại, bảo con ếch:
– Biển đông mênh mông, ngán dặm đã thấm gi, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn(1) đã thấm gì. Thời vua Vũ(2), cứ mười năm thi chin năm lụt, vậy mà mực nước ở biển không lên. Thời vua Thang(3), tám năm thì bảy năm hạn hán, vậy mà bờ biển không lùi ra xa. Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay it mà tăng giảm, đó là cái vui lớn của biển đông.
Con ếch trong cái giếng sụp nghe vậy ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rốii.
Theo dõi Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển. |
(Trang Từ và Nam Hoa kinh, Nguyễn Hiến Lê giới thiệu và chì dịch,
NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1994, tr. 337)
(1) Nhẫn: đơn vị đo độ dài thời cổ, bằng khoảng 1,8 m.
(2) Vũ: Hạ Vũ, một vị vua trong truyền thuyết của Trung Quốc.
(3) Thang: Thành Thang, một vị vua trong truyền thuyết của Trung Quốc.
VĂN BẢN 3 (trang 8)
Con mối và con kiến
NAM HƯƠNG(4)
Con mối trong nhà trông ra
Thấy một đàn kiển đang tha cái mồi
Mỗi gọi bảo: "Kiến ơi các chủ
Tội tình gi lao khổ lắm thay!
Theo dõi Môi có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả? |
(4) Nam Hương (1839 - 1960) quê ở Hà Nội, sáng tác nhiều thơ ngụ ngôn, được in trong các tập: Gương thế sự (1920), Ngụ ngôn mới (1935). Thơ ngụ ngôn (1937),... Ngoài ra, ông còn có tập thơ Bài hát trẻ con (1936) dành cho thiếu nhi.
Làm ăn tìm kiếm khắp ngày
Mà sao thân thể vẫn gầy thể kia
Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc
Mà ồ ề(1) béo trục béo tròn
Ở ăn ghế chéo(2) bàn tròn
Nhà cao cửa rộng, tủ hòm thiểu đâu?"
Kiến rằng: “Trên địa cầu muôn loại
Hễ có làm thì mới có ăn
Sinh tồn là cuộc khó khăn
Vì đàn vị tổ nên thân gầy gò.
Các anh chẳng vun thu(3) xứ sở(4)
Cứ đục vào chỗ ở mà xơi
Đục cho rỗng hết mọi nơi
Nhà kia đổ xuống đi đời các anh".
Theo dõi Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối? |
Theo dõi Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào? |
(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III,
Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thương biên soạn và tuyển chọn,
NXB Giáo dục, 1999, tr. 805)
(1) Ồ ề (dáng người) béo mập và chậm chạp (nghĩa trong văn bản).
(2) Ghế chéo: ghế chân chéo, có lưng tựa.
(3) Vun thu: vun vén, thu xếp, chăm lo.
(4) Xử sở: nơi ở, quê hương, đất nước.
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Người thợ mộc trong truyện Đèo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải "đi đời nhà ma"?
2. Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?
3. Những điều gì làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng?
4. Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa. Sự khác biệt đó ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật?
5. Vì sao con ếch "ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối"?
6. Trong truyện Con mồi và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?
7. Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?
8. Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mồi và con kiến.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.
Thực hành tiếng Việt (trang 10)
THÀNH NGỮ
Nhận biết đặc điểm và chức năng của thành ngữ • Đọc hai câu sau và chú ý các cụm từ in đậm: (1) Kẻ hầu người hạ ra vào tới tấp, bưng lên cho khách toàn sơn hào hải vị, mùi thơm nức mũi. (Vua chích choè) (2) Mọi người trong làng luôn đoàn kết, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi cho nhau. Ba cụm từ in đậm trong các câu trên đều là những tổ hợp có cấu tạo chặt chẽ. Nghĩa của mỗi cụm từ đều hàm súc, có tính hình tượng. Đó là nghĩa chung của cả cụm từ chứ không phải là tổng số nghĩa của các từ. Kẻ hầu người hạ, sơn hào hải vị, chia ngọt sẻ bùi là các thành ngữ. Là một loại cụm từ đặc biệt, nhiều khi cách kết hợp các từ trong thành ngữ không theo quy tắc thông thường, chẳng hạn: cao chạy xa bay, con ông cháu cha, nhường cơm sẻ áo, thượng cẳng chân hạ cẳng tay,... • Đọc các câu sau và tìm hiểu chức năng của thành ngữ: (3) Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho. (Sọ Dừa) (4) Lần này hai đội gặp nhau, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Ở câu (3) của ngon vật lạ nghĩa là những thức ăn ngon, quý hiếm; ở câu (4) chưa biết mèo nào cắn mỉu nào có nghĩa là chưa biết ai thắng ai thua. Việc dùng thành ngữ giúp cho câu trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều liên tưởng. |
1. Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau:
a. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ, nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.
(An-phông-xơ Đô-đê (Alphonse Daudet), Buổi học cuối cùng)
b. Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng.
(Trin-ghi-do Ai-tơ-ma-tốp, Người thấy đầu tiên)
2. Thử thay thành ngữ (in đậm) trong các câu sau bằng từ ngữ có ý nghĩa tương đương, rồi rút ra nhận xét:
a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.
(Đẽo cày giữa đường)
b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám, việc gì cũng phải làm.
(Vua chích chòe)
3. Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường ở hai trường hợp sau:
a. Anh làm việc này chắc nhiều người góp cho những ý kiến hay. Khác gì đẽo cày giữa đường.
b. Chín người mười ý, tôi biết nghe theo ai bây giờ? Thật là đẽo cày giữa đường.
4. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các thành ngữ sau:
a. Học một biết mười.
b. Học hay cày biết.
c. Mở mày mở mặt.
d. Mở cờ trong bụng.
VĂN BẢN 4 (trang 12)
TRƯỚC KHI ĐỌC
1. Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.
2. Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?
ĐỌC VĂN BẢN
Một số câu tục ngữ Việt Nam
Theo dõi
Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.
Suy luận
Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.
1. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
2. Kiến cánh vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa gần tới.
3. Mây kéo xuống biền thì nắng chang chang,
mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.
4. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
5. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
6. Nhất nước, nhì phân, tam cần(1), tứ giống.
7. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
8. Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa.
9. Người sống hơn đống vàng.
10. Đói cho sạch, rách cho thơm.
11. Không thầy đố mày làm nên.
12. Học thầy chẳng tày(2) học bạn.
13. Muốn lành nghề, chớ nề(3) học hỏi.
14. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
15. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) - Nguyễn Thúy Loan - Phan Lan Hương - Nguyễn Luân,
Kho tàng tục ngữ người Việt, tập 1 và tập 2,
NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002)
(1) Cần: siêng năng, chăm chỉ.
(2) Tày: bằng.
(3) Nề: ngại (nghĩa trong văn bản).
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.
2. Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?
3. Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.
4. Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?
5. Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?
6. Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.
7. Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?
8. Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 -7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
Thực hành tiếng Việt (trang 13)
BIỆN PHÁP TU TỪ
Nhận biết đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá • Biện pháp tu từ nói quá có đặc điểm: luôn phóng đại tính chất, quy mô của sự vật hiện tượng được nói đến. Ví dụ: Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh. (Ca dao) Ở câu ca dao này, độ lớn của con rận và tác động của tiếng nhái mà nó phát ra là không thể tin được vì đã được phóng đại đến mức phi lí. • Biện pháp tu từ nói quá có tác dụng: gây ấn tượng đặc biệt, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười. Ví dụ: (1) Dời non lấp biển (Thành ngữ) (2) Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng. (Ca dao) Thực tế cho thấy, dời non lấp biển là việc quá lớn, phi thường. Nói quá như ở câu (1) nhằm đề cao ý chí hoặc thể hiện sự khâm phục trước những kì tích của con người. Câu (2) vẽ nên một tình huống hài hước: cái gọi là sự nghiệp “lớn lao” của kẻ làm trai ở đây rốt cuộc chỉ thể hiện ở chỗ cố gắng làm sao để gánh cho nổi hai hạt vừng. Nói quá như thế là để chế nhạo cái vô tích sự của đối tượng. |
1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
b. Ngày vui ngắn chẳng đầy gang.
c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.
2. Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.
a. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
(Ca dao)
b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.
c. Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
(Ca dao)
d. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.
3. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong số các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:
a. buồn nẫu ruột
b. rụng rời chân tay
c. cười vỡ bụng
d. mệt đứt hơi
VĂN BẢN 5 (trang 14)
ĐỌC VĂN BẢN
Con hổ có nghĩa
VŨ TRINH(1)
Huyện Đông Triều(2) có bà đỡ(3) là bà Trần. Một đêm bà nghe tiếng gõ cửa, bèn mở cửa nhìn khắp xung quanh mà chẳng thấy ai. Đột nhiên, có con hổ chồm tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ chết khiếp. Sau đó, bà tỉnh táo lại, thấy hổ dùng một chân trước ôm bà chạy như bay, gặp bụi rậm gai góc thì dùng một chân rẽ lối, từ từ mà đi. Tới chỗ ngọn núi sâu trong rừng, hổ thả bà xuống. Bà lại thấy một con hổ cái đang cào đất, lăn lộn. Bà cho là hổ định ăn thịt mình, sợ hãi không dám động đậy. Hổ đực dùng chân chỉ dẫn bà nhìn hổ cái và chảy nước mắt. Bà thấy như có cái gì động đậy trong bụng hổ cái, biết là nó sắp đẻ. Sẵn có thuốc kích đẻ trong dải áo, bà bèn hoà với nước suối ấn cho nó uống. Cảm thấy hổ cái đỡ đau, bà lại xoa bóp bụng cho nó. Lát sau thì hổ sinh con. Bà thấy hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con mình, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Hổ đực rời khỏi gốc cây, đến bên bà đỡ, quỳ chân trước trên đất, vừa quỳ vừa nhìn bà, lát sau đưa ra một khối bạc. Bà biết hổ tặng mình, nhận lấy và buộc vào thắt lưng. Hổ đực từ từ đứng dậy, vừa đi vừa ngoái nhìn bà. Bà theo hổ ra khỏi rừng. Lúc rời khỏi khu rừng, trời sắp sáng, bà giơ tay nói: “Xin chúa sơn lâm quay về”. Hổ bèn dừng lại quỳ xuống, hướng về bà đỡ cúi đầu quẫy đuôi tỏ ý tiễn biệt. Bà đi khá xa, hổ mới gầm lớn rồi rời đi. Bà về đến nhà, bỏ bạc ra cân được hơn mười lạng(4). Năm ấy mất mùa, bà nhờ có số bạc ấy mà sống qua được.
Huyện Lạng Giang(5) có một người tiều phu(6) nọ đang kiếm củi ở chân núi. Từ xa thấy cây cối trong thung lũng phía trước ngọn núi lay động không ngớt, bác tiều mới vác búa đến xem. Bác ngó quanh thì thấy một con hổ trán trắng, to như con bò, khi thì cúi đầu cào đất, khi thì nhảy lên vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, miệng ngoác lớn như cái sàng, máu chảy lênh láng. Bác tiều phu thấy miệng hổ có khúc xương mắc trong họng. Bàn chân hổ móng vuốt lớn, càng móc, khúc xương càng vào sâu. Bác tiều chậm rãi uống rượu lấy can đảm, rồi trèo lên cây hô lên rằng: “Cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho ngươi”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống, há miệng hướng về bác tiều như cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, thò tay vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò to như cánh tay. Hổ liếm mép, vừa bỏ đi vừa nhìn khuôn mặt bác tiều. Bác tiều hô lớn: “Nhà ta ở thôn ấy, hễ được miếng ngon thì nhớ nhau nhé”. Bác tiều ra về được mấy hôm, nửa đêm nghe thấy ngoài cửa có tiếng kêu rất dữ dội. Sáng hôm sau mở cửa, bác tiều thấy có một con hươu chết ở đó. Nhiều năm sau, bác tiều qua đời. Lúc sắp chôn, một con hổ bỗng nhiên đến trước mộ. Những người đưa đám bỏ chạy, từ xa thấy hổ dùng đầu dụi quan tài, gầm gừ, gào lớn, đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ đi. Về sau, mỗi dịp đến ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa hươu, lợn đến để ở ngoài cửa, mấy chục năm liền.
(Dương Tuấn Anh dịch, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tháng 5/2021, tr. 47 – 49)
(1) Vũ Trinh (1759 - 1828) người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc thôn Ngọc Quang, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Ông sáng tác cả thơ (Cung Oán thi tập, Sứ Yên thi tập,…) và văn xuôi Lan Trì kiến văn lục. Lan Trì kiến văn lục là một trong những tác phẩm đỉnh cao của thể loại truyện truyền kì Việt Nam thời trung đại. Văn bản Con hổ có nghĩa là truyện thứ 8 trong 45 truyện ngắn viết bằng chữ Hán trong Lan Trì kiến văn lục.
(2) Huyện Đông Triều: địa phương ở vùng đông bắc Bắc Bộ.
(3) Bà đỡ: người phụ nữ làm nghề đỡ đẻ.
(4) Lạng: đơn vị đo khối lượng thời xưa, xấp xỉ bằng 37,8 g.
(5) Huyện Lạng Giang: nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
(6) Tiều phu: người làm nghề đốn củi.
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?
2. Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?
3. Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?
4. Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?
5. Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?
6. Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.