(Trang 26)
Chương II. PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Phương trình, bất phương trình xảy ra trong các tình huống hằng ngày liên quan đến vận tốc, tỉ số, công thức hình học, các ứng dụng tài chính, Dùng phương trình hoặc bất phương. trình để giải quyết những bài toán thực tế là một mục tiêu quan trọng của chương này.
Bài 4: PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Khái niệm, thuật ngữ
- Phương trình tích
- Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Kiến thức, kĩ năng
- Giải phương trình tích có dạng: (ax+b) (cx + d) = 0.
- Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu quy về phương trình bậc nhất.
Trong một khu vườn hình vuông có cạnh bằng 15 m người ta làm một lối đi xung quanh vườn có bề rộng là x (m) (H.2.1). Để diện tích phần đất còn lại là 169 thì bề rộng x của lối đi là bao nhiêu?
(Trang 27)
1. PHƯƠNG TRÌNH TÍCH
Phương trình tích
HĐ1 Phân tích đa thức P(x)=(x+1)(2x −1)+(x+1)x thành nhân tử.
HĐ2 Giải phương trình P(x)=0.
Để giải phương trình tích (ax + b)(cx + d) = 0, ta giải hai phương trình ax + b = 0 và cx + d = 0. Sau đó lấy tất cả các nghiệm của chúng.
Ví dụ 1:
Giải phương trình (2x+1)(3x-1)=0
Giải
Ta có (2x+1)(3x-1)=0
nên 2x+1=0 hoặc (3x-1)=0
- 2x+1=0 hay 2x=-1, suy ra .
- 3x-1=0 hay 3x=1, suy ra
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là và
Ví dụ 2: Giải phương trình
Giải
Biến đổi phương trình đã cho về phương trình tích như sau:
x(x-1)+2(x-1)=0
(x+2)(x-1)=0
Ta giải hai phương trình sau:
- x+2=0 suy ra x=-2
- x-1=0 suy ra x=1
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x=-2 và x=1.
(Trang 28)
Nhận xét. Trong Ví dụ 2, ta thực hiện việc giải phương trình theo hai bước:
Bước 1. Đưa phương trình về phương trình tích (ax+b)(cx + d) = 0;
Bước 2. Giải phương trình tích tìm được.
Luyện tập 1: Giải các phương trình sau:
a) (3x+1)(2-4x)=0; b)
Vận dụng: Giải bài toán ở tình huống mở đầu.
2. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU
Điều kiện xác định của một phương trình
Xét phương trình
HĐ3 Chuyển các biểu thức chứa ẩn từ về phải sang về trái, rồi thu gọn về trái.
HĐ4 Giá trị x = −1 có là nghiệm của phương trình đã cho hay không? Vì sao?
Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta phải chú ý đến điều kiện xác định của một phương trình. Chẳng hạn, đối với phương trình trên, để phương trình xác định thì x+1≠0 hay x≠1.
Đối với phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta thường đặt điều kiện cho ẩn để tất cả các mẫu thức trong phương trình đều khác 0 và gọi đó là điều kiện xác định (viết tắt là ĐKXĐ) của phương trình.
Ví dụ 3: Tìm điều kiện xác định của mỗi phương trình sau:
a) ; b)
Giải
a) Vì x-1≠0 khi x≠1 nên ĐKXĐ của phương trình là x≠1.
b) Vì x+1≠0 khi x≠-1 và x-2≠0 khi x≠2 nên ĐKXĐ của phương trình là x≠-1 và x≠2.
Luyện tập 2
Tìm điều kiện xác định của mỗi phương trình sau:
a) b)
(Trang 29)
Cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
HĐ5 Xét phương trình (2)
Hãy thực hiện các yêu cầu sau để giải phương trình (2):
a) Tìm điều kiện xác định của phương trình (2);
b) Quy đồng mẫu hai vế của phương trình (2), rồi khử mẫu;
c) Giải phương trình vừa tìm được;
d) Kết luận nghiệm của phương trình (2).
Để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta thường thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2. Quy đồng mẫu hai vế của phương trình rồi khử mẫu.
Bước 3. Giải phương trình vừa tìm được.
Bước 4 (Kết luận). Trong các giá trị tìm được của ẩn ở Bước 3, giá trị nào thoả mãn điều kiện xác định chính là nghiệm của phương trình đã cho.
Ví dụ 4: Giải phương trình (3)
Giải: Điều kiện xác định x≠-1 và x≠2.
Quy đồng mẫu và khử mẫu, ta được
suy ra 2(x-2)+(x+1)=3. (3a)
Giải phương trình (3a):
2(x-2)+(x+1)=3
2x-4+x+1=3
3x-3=3
3x=6
x=2
Giá trị x=2 không thỏa mãn ĐKXĐ. Vậy phương trình (3) vô nghiệm.
Luyện tập 3: Giải phương trình
(Trang 30)
BÀI TẬP
2.1. Giải các phương trình sau:
a) x ( x - 2) = 0; b) (2x+1)(3x-2)=0
2.2. Giải các phương trình sau:
a) ; b) .
2.3. Giải các phương trình sau:
a) ; b)
2.4. Bác An có một mảnh đất hình chữ nhật với chiều dài 14 m và chiều rộng 12 m. Bác dự định xây nhà trên mảnh đất đó và dành một phần diện tích đất để làm sân vườn như Hình 2.3. Biết diện tích đất làm nhà là 100 m2. Hỏi x bằng bao nhiêu mét?
2.5. Hai người cùng làm chung một công việc thì xong trong 8 giờ. Hai người cùng làm được 4 giờ thì người thứ nhất bị điều đi làm công việc khác. Người thứ hai tiếp tục làm việc trong 12 giờ nữa thì xong công việc. Gọi x là thời gian người thứ nhất làm một mình xong công việc (đơn vị tính là giờ, x > 0).
a) Hãy biểu thị theo xi
– Khối lượng công việc mà người thứ nhất làm được trong 1 giờ,
– Khối lượng công việc mà người thứ hai làm được trong 1 giờ.
b) Hãy lập phương trình theo x và giải phương trình đó. Sau đó cho biết, nếu làm một mình thì mỗi người phải làm trong bao lâu mới xong công việc đó.