trang 74
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾT 1 - 2
1. Đoán tên bài đọc
a. Mùa hè thật sung sướng, có nắng, có kem
b. Bạn nhỏ chia sẻ cách làm món trứng đúc thịt
c. Các bạn nhỏ đến tường sau kì nghỉ hè
d. Có người thích giải toán bằng thơ
e. Cô giáo em có đôi bàn tay khéo léo
g. Bạn Hoàng không biết cách chấm câu
2. Chọn đọc một trong những bài trên và chia sẻ điều em thích nhất ở bài đọc đó
trang 75
3. Đường từ nhà đến trường của Nam phải vượt qua 3 cây cầu. Hãy giúp Nam đến trường bằng cách tìm từ ngữ theo yêu cầu.
XUẤT PHÁT; 1. Tìm 5 từ ngữ chỉ sự vật ở trường (M: Học sinh,...); 2. Tìm 5 từ ngữ chỉ hoạt động diễn ra ở trường (M: thảo luận,...); 3. Tìm 5 từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động ở trường ( M: sôi nổi,...); VỀ ĐÍCH
4. Đặt câu với 2 - 3 từ em tìm được ở bài tập 3
M: Các bạn học sinh lớp 3A đang thảo luận sôi nổi.
5. Chọn dấu câu phù hợp thay cho ô vuông.
Sửa chuông gọi cửa
Một thanh niên gọi cho thợ điện phàn nàn:
- Sáng hôm qua, tôi đã gọi anh đến sửa chuông nhà tôi. Sao giờ vẫn chưa thấy đến ? Các anh thật chậm quá ?
Người thợ điện phân trần:
-Hôm qua, tôi có tới nhà anh, bấm chuông nhưng không thấy ai mở cửa ? Tôi đoán là mọi người đi vắng hết rồi nên tôi đi về ?
(Trung Nguyễn sưu tầm)
.
trang 76
Tiết 3 - 4
1. Trò chơi: Tìm điểm đến của các bạn nhỏ trong các bài đọc dưới đây:
Bạn Son trong bài Ngày gặp lại
a Thăm rừng Trường Sơn
2 Bạn nhỏ trong bài Cánh rừng trong nắng
b Ra biển Quy Nhơn
3 Bạn nhỏ trong bài Tập nấu ăn
c Về quê với ông bà
4 Bạn nhỏ trong bài Nhật kí tập bơi
d Vào bếp cũng mẹ
5 Bạn Thắng trong bài Lần đầu ra biển
e Ra vườn hái quả và đi chợ cùng mẹ
6 Bạn Diệu trong bài Tạm biệt mùa hè
g Đến bể bơi học bơi
2. Trong các bải đọc trên, em thích trải nghiệm của bạn nhỏ nào nhất? Vì sao?
3. Giải ô chữ.
a. Tìm ô chữ hàng ngang.
(5) DẤU CÂU
(10) ĐÈN
(1) Môn Tiếng Việt rèn cho em các kĩ năng: đọc, viết, nói và (...).
(2) Kiểu câu dùng để bộc lộ cảm xúc là câu (...).
(3) Để tách các bộ phận có cùng chức năng, cần dùng dấu (...).
(4) Từ có nghĩa trái ngược với khen là (...).
(5) Khi viết, để ngắt câu hoặc kết thúc câu phải dùng (...).
(6) Để kết thúc câu kể, ta dùng dấu (...).
trang 77
(7) Từ có nghĩa trái ngược với sắc (thường đi với từ chỉ đồ vật như dao, kéo) là (...).
(8) Để kết thúc câu cảm, ta dùng dấu (...).
(9) Để kết thúc câu hỏi, ta dùng dấu (...).
(10) Gần mực thì đen, gần (...) thì sáng.
b. Đọc câu xuất hiện ở hàng dọc màu cam.
4. Mỗi câu trong mẫu chuyện dưới đây thuộc kiếu câu nào?
(1) Hai cậu bé nói chuyện với nhau:
- (2) Đố cậu, bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào?
- (3) Theo tớ, qua đường hàng không, cậu ạ.
- (4) Ổi trời! ( Sao lại qua đường đó?
- (5) Vĩ muỗi vẫn sau khi hút mâu xong sẽ bay đi truyền bệnh từ người này sang người khác mà.
CÂU KỂ
CÂU HỎI
CÂU CẢM
(Sưu tầm)
Tiết 5
- Nói về ngôi trường của em hoặc ngôi trường mà em ước mơ
Trường của mình chắc chắn sẽ rất tuyệt!
1)Màu sơn của trường, lớp
2)Sân trường
3) Vườn trường
4)Bên trong lớp học
5)Những người trong trường
2. Viết đoạn văn về một người mà em yêu quý
trang 78
Tiết 6 - 7
BÀI LUYỆN TẬP
A. ĐỌC
CÔ GIÁO TÍ HON
Bé nói với các em:
- Bây giờ chơi trò đi học, nghen! Đứa nào học giỏi, mai mốt má cho đi học thiệt.
Đàn em tranh nhau ngồi vào một chỗ. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước cái dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp.
Đàn em cũng làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, cười khúc khích chào cô.
Bé treo nón lên, mặt tỉnh khô, lấy một nhánh trâm bầu làm thước.
Mấy đứa em chống hai tay ngồi dòm chị. Giống như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò. Đôi mát Bé ánh lên vẻ tự hào. Bé nhôn chân lên, bàn tay tròn trịa cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng một cách chăm chú. Đàn em há miệng dòm theo tay chị. Bé đánh vần từng tiếng.
Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Nó ngồi giữa cái Thanh và thằng Hiển, gọn tròn như một củ khoai, hai má núng nính ửng hồng. Cái Thanh ngồi đó, hiền dịu, mở to đôi mắt nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mái tóc mai. Thằng em nhỏ nhìn vào miệng ba đứa lớn rồi cũng bi bô la lên rối rít.
( Theo Nguyễn Thi )
Từ ngữ
- Khoan thai: thong thả, nhẹ nhàng
- Tỉnh khô: (vẻ mặt) không để lộ tình cảm, thái độ gì.
- Trâm bầu: cây cùng họ với bàng, mọc nhiều ở Nam Bộ.
trang 79
a. Mấy chị em chơi trò chơi gì?
b. Trong câu chuyện trên, em thích bạn nào nhất?
2. Đọc - hiểu
VẼ QUÊ HƯƠNG
Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm.
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu uớc mơ...
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi
Mặt trởi đỏ chót
Lá cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh.
Chị ơi búc tranh
Quê ta đẹp quá!
(Định Hải)
trang 80
c. Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê mình rất đẹp? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.
? Vì quê hương mình đẹp.
? Vì bạn nhỏ vẽ giỏi.
? Vì bạn nhỏ yêu quê hương mình.
d. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
tô
bút chì
cây gạo
bức tranh
vẽ
làng xóm
gọt
Từ ngữ chỉ sự vật
Từ ngữ chỉ hoạt động
e. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
Bức tranh của bạn nhỏ có nhiều cảnh vật ? làng xóm ? sông máng ? trường học ? trời mây,...
B. VIẾT
1. Nghe - viết: Vẽ quê hương (từ đầu đến Em tô đỏ thắm).
2. Lựa chọn một trong hai để dưới đây, viết đoạn văn (4 -5 câu) theo yêu cầu.
a. Kể về một ngày ở trường của em
b. Cảm nghĩ của em về một người bạn
G:
- Ngày đó bắt đầu bằng việc gì?
- Những việc gì diễn ra tiếp theo?
- Em nghĩ gì về ngày đó?
G:
- Người bạn đó là ai?
- Điều gì ở bạn khiến em nhớ nhất?
- Em có tình cảm thế nào với bạn?