trang 140
BÀI 32 CÂY BÚT THẦN
ĐỌC
Nếu được ban một phép lạ, em muốn mình có phép lạ gì?
CÂY BÚT THẦN
Ngày xưa, có một em bé rất thông minh, tên là Mã Lương. Mã Lương rất thích vẽ. Khi kiếm củi trên núi hay lúc cắt cỏ ven sông, em đều tập vẽ trên đất, trên đá. Em vẽ chim, tưởng như sắp được nghe chim hót; vẽ cá, tưởng được trông thấy cá bơi. Em ao ước có một cây bút vẽ.
Một đêm, Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ đưa cho em cây bút sáng lấp lánh. Em reo lên: "Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông!". Tỉnh dậy,
Mã Lương thấy cây bút vẫn trong tay mình.
Mã Lương vẽ một con chim, chim tung cánh bay; vẽ một con cá, cá vẫy đuôi trườn xuống sông... Mã Lương liền dùng bút thần vẽ cho người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc,...
Biết chuyện, một phú ông trong làng sai đầy tớ: "Mau bắt Mã Lương về cho ta!". Hắn bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn. Mã Lương không chịu.
Hắn nhốt em vào chuồng ngựa bỏ đói, bỏ rét. Nhưng Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò sưởi để sưởi.
trang 141
Phú ông sai đầy tớ xông vào cướp bút thần. Nhưng Mã Lương đã vượt ra ngoài bằng chiếc thang vẽ trên tường. Rồi Mã Lương vẽ một con ngựa, đi khắp đó đây giúp đỡ những người nghèo khổ.
(Theo Truyện cổ tích Trung Quốc)
Tư ngữ
- Phú ông: người đàn ông giàu có ở nông thôn thời xưa.
- Đầy tớ: người ở cho nhà giàu (thời xưa), phải làm tất cả các việc nhà.
1. Tìm những chi tiết cho thấy Mã Lương rất thích vẽ và vẽ rất giỏi.
2. Mã Lương được ai tặng cho cây bút thần? Cây bút đó có gì lạ?
3. Đóng vai người dân trong làng, nói về những điều Mã Lương đã làm cho họ từ khi có bút thần.
4. Theo em, vì sao Mã Lương không chịu làm theo ý muốn của phú ông?
Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.
a. Vì phú ông đã nhốt Mã Lương vào chuồng ngựa.
b Vì phú ông bắt Mã lương chịu đói chịu rét
c. Vì phú ông đã giàu có lại còn tham lam.
5. Em đoán xem những sự việc gì sẽ xảy ra tiếp theo.
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Tìm đọc bài về một nhân vật được mọi người quý mến, cảm phục và viết
phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH
- Ngày đọc: (...)
- Tác giả: (..)
- Tên bài: (...)
- Nhân vật chính: (...)
Những việc tốt nhân vật đã làm: (.)Điều em muốn học từ nhân vật: (...)
Cảm nghĩ của em về bài đọc: (...)
Múc độ yêu thích:
★★★★
2. Chia sẻ với bạn về điều em muốn học từ nhân vật.
trang 142
LUYỆN TẬP
1. Tìm từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật thường thấy ở
thành thị hoặc nông thôn.
M:
Từ ngữ chỉ sự vật
Từ ngữ chỉ đặc điểm
Ở thành thị
đường phố,...
tấp nập....
Ở nông thôn
cánh đồng,...
rộng mênh mông...
2. Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây.
Điền thông tin vào bảng theo mẫu.
a. Tiếng đàn tơ rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo.
(Theo Ay Dun và Lê Tấn)
b. Tiếng chim sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như lớp học vừa tan, như buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu...
(Theo Băng Sơn)
M:
Âm thanh được so sánh
Đặc điểm so sánh
Từ so sánh
Âm thanh dùng để so sánh
Tiếng đàn tơ rưng
Tiếng chim sáo
3. Đặt một câu tả âm thanh có sử dụng biện pháp so sánh
trang 143
1. Viết thư cho bạn (hoặc cho người thân) ở xa.
G
Địa điểm, thời gian viết thư
- Lời thưa gửi/ lời chào
- Mục đích, lí do viết thư
- Hỏi thăm tình hình của người nhận thư
- Kể về mình hoặc những điều mình muốn chia sẻ, muốn hỏi ý kiến,... "
- Lời chúc, lời chào tạm biệt
Chữ kí
Họ tên người viết thư
2. Tập viết phong bì thư.
M:
Người gửi: Nguyễn Hoàng Hà
Số nhà 25, tổ 1, phố Vương Thừa Vũ,
phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Người nhận: Bùi Ngọc Bích
Số nhà 68, tổ 17, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
3. Chia sẻ bức thư của em trong nhóm và nghe góp ý của các bạn để chỉnh sửa.
Tự làm phong bì thư để gửi cho một người bạn.
Viết các thông tin trên phong bì.