trang 100
BÀI 22 ĐỂ CHÁU NẮM TAY ÔNG
ĐỌC
Kể về một lắn em cảm thấy xúc động trước cử chỉ hoặc việc làm của người thân.
ĐỂ CHÁU NẮM TAY ÔNG
Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở Nha Trang cùng bố mẹ và ông ngoại.
Tháp Bà Pô-na-ga là địa điểm tham quan cuối cùng của đoàn.
Ngôi đền vàng rực trong khuôn viên xanh rợp bóng cây. Ông ngoại cứ đứng trầm ngâm trước những bức vẽ chạm trổ tinh xảo. Bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đá nhuốm màu thời gian. Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.
Tiếng hướng dẫn viên du lịch giục đoàn rời điểm tham quan.
Ông ngoại chần chừ chưa muốn đi nên rớt lại phía sau. Dương rời đoàn, chạy đến nắm tay ông dắt đi. Nó chợt thấy ông chậm chạp, ngơ ngác quá. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh nhẹn. Ông đưa đón nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn. Ông hào hứng chơi trò cá ngựa cùng nó.
trang 101
Từ trước đến nay, ông luôn là người dắt tay dẫn nó đi, là người bảo vệ nó. Đây là lần đầu tiên Dương nhận ra ông không còn khỏe như trước.
Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó sẽ mạnh mẽ hơn. Dương choàng tay ôm ông, thủ thỉ:
- Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
Dương nghĩ, từ bây giờ nó mới là người đưa tay cho ông nắm.
(Dương Thụy)
Từ ngữ
- Tháp Bà Pô-na-ga: công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Chăm Pa ở
Nha Trang.
- Chạm trở: khắc, đục lên bề mặt gỗ, đá để trang trí
- Tinh xảo: tinh vị, tỉ mỉ, khéo léo.
- Chần chừ: đắn đo, do dự, chưa quyết tâm ngay để làm một việc gì đó.
1. Điểm tham quan cuối cùng của gia đình Dương là ở đâu?
2. Tìm những chi tiết cho thấy ông ngoại ngắm ngôi đền rất kĩ và đầy xúc động.
3. Dương đã thay đổi những suy nghĩ về ông như thế nào?
Trước khi đi du lịch,
Dương nghĩ (...)
Trong khi đi du lịch,
Dương nhận ra (...)
4. Theo em, vì sao Dương nghĩ từ bãy giờ mình mới là người đưa tay cho ông nắm?
VIẾT
Ôn chữ viết hoa: I, H
1. Viết tên riêng: Khánh Hòa
2. Viết câu:
Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non xanh nước biếc người thương đi về
( Ca dao )
trang 102
LUYỆN TẬP
1. Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây vào nhóm thích hợp.
a. Từ chỉ hoạt động
b. Từ chỉ đặc điểm
Ông vác cây tre dài
Lưng của ông vẫn thẳng
Ông đẩy chiếc cối xay
Cối quay như chong chóng
Đường dài và sông rộng
Ông vẫn luôn đi về
Tay của ông khỏe ghê
Làm được bao nhiêu việc.
(Hữu Thỉnh)
2. Tìm câu kể trong những câu dưới đây:
a. Tháp Bà Pô-na-ga ở đâu?
b. Tháp Bà Pô-na-ga là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang.
c. Ông ngoại đưa đón Dương đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
d. Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó mạnh mẽ hơn.
e. Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
3. Xếp các câu kể ở bài tập 2 vào nhóm thích hợp.
Câu giới thiệu sự vật
Câu nêu hoạt động
Câu nêu đặc điểm
1. Những câu văn não dưới đây thể hiện cảm xúc với người thân?
a. Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.
b. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh nhẹn.
c. Ông đưa đón nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
d. Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
2. Nói 2 - 3 câu thể hiện cảm xúc của em khi nghĩ về một cử chỉ, việc làm
của người thân.
G: - Cử chỉ, việc làm nào của người thân gọi cảm xúc cho em?
- Em hãy diễn tả cụ thể cảm xúc đó.
3. Viết đoạn văn nêu tinh cảm, cảm xúc của em đối với người thân.
4. Đọc lại đoạn văn em viết, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dũng từ, đặt câu,
sắp xếp ý,...).
Tim đọc những câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về tình cảm giữa những
người thân trong gia đình, hoặc tình cảm với mọi vật trong nhà
Ví dụ:
Ông ngoại
Thành phố sắp vào thu. Những con gió nóng mùa hè đã nhường chỗ
cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Tre xanh ngắt trên cao, xanh như dòng
sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng
dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên.
Một sáng, ông bảo:
-Ông cháu mình đến xem trường thế nào.
Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường
Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp
các căn lớp trống, ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da
loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng
trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại -
"thầy giáo" đầu tiên của tôi.
(Theo Nguyễn Việt Bắc)
Từ ngữ
Loang lỗ: có những vệt màu khác nhau xen lẫn một cách lộn xộn.