(Trang 166)
Học xong bài học này, em có thể:
• Nêu được tên và chức năng của các tuyến nội tiết.
• Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó.
• Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khoẻ bản thân và người thân trong gia đình.
• Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương.
Quan sát hình 35.1 và cho biết người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh gì. Nguyên nhân của bệnh này là gì? | Hình 35.1. Một bệnh liên quan đến nội tiết |
I. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Hình 35.2. Mô hình vị trí các tuyến nội tiết và chức năng
(tên các hormone được thể hiện trong ngoặc đơn)
Tuyến tùng: Điều hoà chu kì thức ngủ (melatonin). | Vùng dưới đồi: – Điều hoà áp suất thẩm thấu (ADH). – Kích thích quá trình đẻ (oxytocin). |
Tuyến giáp: – Điều hoà sinh trưởng, phát triển (T3, T4). – Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4). – Điều hoà calcium máu (calcitonin). | Tuyến yên: – Kích thích sinh trưởng (GH). – Điều hoà hình thành và tiết sữa (prolactin). Điều hoà hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH). |
Tuyến cận giáp: Điều hoà lượng calcium máu (PTH). | Tuyến tuy: Điều hoà lượng đường máu (insulin và glucagon). |
Tuyến ức: Kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T (Thymosin) | |
Tuyến sinh dục nam: tinh hoàn (testosterone). Tuyến sinh dục nữ: buồng trứng (estrogen, progesterone). – Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp. – Kích thích sinh trưởng, phát triển. – Điều hoà chu kì sinh dục. | Tuyến trên thận: – Điều hoà huyết áp, thể tích máu (aldosterone). – Điều hoà trao đổi chất, năng lượng (cortisol). – Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol). |