SGKVN

Khoa Học Tự nhiên 8 - Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người | Cánh Diều

Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người - Khoa Học Tự nhiên 8. Xem chi tiết nội dung bài Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Khoa Học Tự nhiên 8 | Cánh Diều

(Trang 157)

Học xong bài học này, em có thể:

• Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể, cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.

• Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu.

• Nêu được chức năng của hệ bài tiết. Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận.

• Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó. Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe.

• Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc tại địa phương.

• Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.

Tại sao cần bổ sung nước trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao?

I. MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ

1. Khái niệm môi trường trong cơ thể

Hình 33.1. Môi trường trong cơ thể

Tế bào

Mao mạch máu

Mao mạch bạch huyết

Khoảng gian bào (chứa dịch mô)

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết (hình 33.1). Những điều kiện vật lí, hoá học của môi trường trong như nhiệt độ, huyết áp, pH, thành phần chất tan,... dao động quanh một giá trị nhất định gọi là cân bằng môi trường trong cơ thể.

 1. Quan sát hình 33.1 và nêu các thành phần của môi trường trong cơ thể.

 

1. Cho biết trường hợp nào dưới đây có chỉ số môi trường trong mất cân bằng.

Bảng 33.1

Trường hợp Chỉ số môi trường trong Giá trị đo được Ngưỡng giá trị ở người trưởng thành bình thường
1 Thân nhiệt (°C) 39,5 36 - 37,5
(Bộ Y tế, 2008)
2 Nồng độ Zn trong máu (μmol/l) 16,5 9,2 - 18,4
(Bộ Y tế, 2018)

 

(Trang 158)

2. Vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể

2. Từ kết quả thí nghiệm thể hiện ở hình 33.2, cho biết ảnh hưởng của thành phần môi trường trong đến hoạt động của tế bào, vai trò của môi trường trong cơ thể.

Hình 33.2. Kết quả thí nghiệm đưa hồng cầu vào các loại dung dịch
có nồng độ chất tan khác nhau

Dung dịch có nồng độ chất tan tương tự trong hồng cầu Dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn trong hồng cầu Dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn trong
hồng cầu
Tế bào hồng cầu giữ nguyên hình dạng Tế bào hồng cầu bị phình to Tế bào hồng cầu bị teo nhỏ

Thành phần, tính chất của môi trường trong được duy trì ổn định sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường. Từ đó, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể hoạt động bình thường.

Khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào và các cơ quan, gây nên bệnh, thậm chí gây ra tử vong. Ví dụ: nếu hàm lượng glucose trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh đái tháo đường; nếu hàm lượng uric acid trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh gout.

2. Một người phụ nữ 28 tuổi có kết quả một số chỉ số xét nghiệm máu thể hiện ở bảng 33.2. Em hãy nhận xét về các chỉ số này. Theo em, người này cần chú ý gì trong khẩu phần ăn?

Bảng 33.2. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu

Họ tên người xét nghiệm: N. H. T

Giới tính: Nữ                                 Tuổi: 28

Kết quả xét nghiệm máu:

Chỉ số Kết quả xét nghiệm Ngưỡng giá trị ở người trưởng thành bình thường
Glucose (mmol/l) 7,4 3,9 – 5,6 (Bộ Y tế, 2020)
Uric acid (mg/dl) 5,6

Nam: 2,5 – 7,0

Nữ: 1,5 – 6,0 (ACR, 2020)

(Trang 159)

II. HỆ BÀI TIẾT

1. Chức năng của hệ bài tiết

Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất dư thừa, chất độc hại sinh ra do quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hoạt động bài tiết đảm bảo ổn định môi trường trong cơ thể.

Bảng 33.3. Các cơ quan bài tiết và sản phẩm bài tiết chủ yếu

Cơ quan bài tiết Sản phẩm bài tiết
Da Mồ hôi (nước, urea, muối,...)
Gan Sản phẩm khử các chất độc và bilirubin (sản phẩm phân giải của hồng cầu)
Phổi Khí  , hơi nước
Thận Nước tiểu (nước, urea, chất thừa, chất thải,...)

 

3. Dựa vào bảng 33.3, nêu vai trò của da, gan, phổi và thận trong bài tiết.

 

 4. Quan sát hình 33.3 và cho biết:

a) Tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.

b) Tên các bộ phận cấu tạo của thận.

 

2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

Hình 33.3. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

Tĩnh mạch Miền vỏ  Cầu thận
Thận Bể thận Ống lượn gần
Ống dẫn nước tiểu Miền tuỷ Ống lượn xa
Bóng đái Cấu tạo của thận Quai Henle
Ống đái Ống góp
Động mạch Cấu tạo nephron

Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron. Nước tiểu tạo thành đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng đái và thải ra ngoài qua ống đái.

(Trang 160)

5. Nêu tên, nguyên nhân một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu mà em biết.

3. Vì sao nhịn tiểu lại là thói quen gây hại cho hệ bài tiết?

Thực hiện dự án điều tra số người bị bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu ở địa phương em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.

3. Một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh về hệ bài tiết nước tiểu. Nhiều mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm,...) gây viêm thận, viêm đường tiết niệu. Uống ít nước, tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây lắng đọng, kết tủa muối calcium trong thận và đường tiết niệu, gây sỏi thận, sỏi đường tiết niệu (hình 33.4). Biến chứng của bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tổn thương thận do một số loại thuốc, chất độc hoặc viêm thận có thể dẫn đến suy thận.

Vì vậy, để phòng bệnh về hệ bài tiết, mỗi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh. Ví dụ: uống đủ nước, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát có gas, vận động thể lực phù hợp, không tự ý uống thuốc, không nhịn tiểu. Ngoài ra, cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các mầm bệnh.

Hình 33.4. Bệnh sỏi đường tiết niệu

4. Một số thành tựu trong chữa bệnh liên quan đến thận

Khi cả hai thận của một bệnh nhân không đáp ứng được chức năng lọc máu để thải các chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể thì được gọi là suy thận giai đoạn cuối. Khi đó bệnh nhân vẫn có thể sống được nhờ phương pháp chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

6. Quan sát hình 33.5 và cho biết đường di chuyển của máu trong máy chạy thận nhân tạo. Theo em, bộ phận nào của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể?

Hình 33.5. Chạy thận nhân tạo

 


Chạy thận nhân tạo

Máy điều chỉnh áp lực

Máy lọc máu

Dung dịch sạch

Dung dịch chứa chất thải

Máy bơm máu

Máu chưa lọc

(Trang 161)

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máy bơm sẽ từ từ rút máu từ bệnh nhân ra ngoài, máu chảy qua máy lọc máu. Tại máy lọc máu, máu được loại bỏ chất thải, chất độc rồi được đưa trở lại cơ thể.

Ghép thận

Ghép thận là phương pháp ghép thêm một quả thận khoẻ mạnh cho người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối (hình 33.6), thận của người cho phải phù hợp với người nhận.

4. Giải thích vì sao ghép thận là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao cho người bị suy thận giai đoạn cuối.

Hình 33.6. Ghép thận

Thận được ghép

Ống dẫn nước tiểu được ghép

1. Giải thích tại sao không nên ăn quá nhiều muối, đường.

2. Tại sao luyện tập thể thao giúp tăng cường quá trình thải độc của cơ thể?

3. Nêu những biện pháp phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ bài tiết mà gia đình em thường thực hiện. Theo em, gia đình em cần thực hiện thêm những biện pháp nào khác để bảo vệ hệ bài tiết?

• Máu, dịch mô, dịch bạch huyết tạo thành môi trường trong cơ thể.

• Tính chất lí, hoá của môi trường trong được duy trì ổn định, đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường, từ đó đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

• Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất dư thừa, chất độc hại sinh ra do quá trình trao đổi chất của cơ thể.

• Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Thận gồm miền vỏ, miền tuỷ và bể thận. Đơn vị chức năng của thận là nephron. Một nephron gồm cầu thận, ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp.

• Để phòng bệnh về hệ bài tiết, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

• Khi cả hai thận không đáp ứng được chức năng lọc máu thì cần biện pháp điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Khoa Học Tự nhiên 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

giao-duc-the-chat-7-875

Giáo Dục Thể Chất 7

Sách Lớp 7 Cánh Diều

sinh-hoc-12-678

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

toan-7-tap-1-876

Toán 7 - Tập 1

Sách Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

ngu-van-9-tap-1-949

Ngữ Văn 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 Cánh Diều

vo-bai-tap-tu-nhien-va-xa-hoi-1-18

Vở bài tập TỰ NHIÊN và XÃ HỘI 1

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.