SGKVN

Khoa Học Tự nhiên 8 - Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8 | Cánh Diều

Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8 - Khoa Học Tự nhiên 8. Xem chi tiết nội dung bài Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8 và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Khoa Học Tự nhiên 8 | Cánh Diều

(Trang 4)

Học xong bài học này, em có thể:

• Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.

• Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).

• Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

Quan sát ống đong đựng dung dịch copper(II) sulfate (hình 1), ghi lại thể tích của dung dịch trong ống đong và báo cáo kết quả trước lớp.

Hình 1. Ống đong đựng dung dịch copper(II) sulfate

I. MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

1. Một số dụng cụ thí nghiệm

Ngoài các dụng cụ đã được làm quen trong môn Khoa học tự nhiên 6 và 7, các em sẽ thường sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm trong môn Khoa học tự nhiên 8 sau:

Dụng cụ đo thể tích

Có nhiều dụng cụ đo thể tích chất lỏng như: ống đong, cốc chia vạch,...

• Công dụng: Dùng để đo thể tích của chất lỏng.

(Trang 5)

• Cách sử dụng ống đong: Rót chất lỏng vào ống đong cho đến gần vạch thể tích cần lấy, sau đó dùng ống hút nhỏ giọt nhỏ thêm dần chất lỏng cho đến vạch cần đong.
* Lưu ý:
– Đặt dụng cụ đo thẳng đứng.

– Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, dóng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số.

Dụng cụ đựng hoá chất

• Công dụng: Để đựng hoá chất (dạng lỏng, rắn).

• Cách sử dụng: Cho hoá chất vào lọ và đậy nút lại (có thể dùng nút nhám, nút cao su hoặc nút bấc cho phù hợp với từng loại hoá chất).

* Lưu ý: Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đậy nút lọ lại ngay.

Hình 2. Vị trí đặt mắt khi đọc
chỉ số thể tích chất lỏng

 

a) Lọ đựng hoá chất

b) Ống nghiệm

c) Mặt kính đồng hồ

Hình 3. Một số dụng cụ đựng hoá chất

Dụng cụ đun nóng

a) Đèn cồn

b) Bát sứ

c) Lưới thép

d) Kiềng đun

Hình 4. Một số dụng cụ đun nóng

Đèn cồn (hình 4a) dùng để đun nóng.

Cách sử dụng: Khi dùng, bỏ nắp đèn rồi châm lửa, sau khi dùng xong, đậy nắp lại để tắt đèn (lưu ý: không được thổi để tắt đèn cồn).

(Trang 6)

• Bát sứ (hình 4b) dùng để đựng khi trộn các hoá chất rắn với nhau, nung các chất ở nhiệt độ cao...

Cách sử dụng: Có thể đun bát sứ trên ngọn lửa hoặc đốt các chất trong bát sứ.

Lưới thép (hình 4c) dùng để lót dưới đáy cốc khi đun nóng dung dịch dưới ngọn lửa đèn cồn, giúp nhiệt toả đều và không làm nứt cốc khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.

Kiềng đun (hình 4d) dùng để đặt cố định dụng cụ (như cốc, bình tam giác,....) có chứa hoá chất cần đun nóng.

Cách sử dụng: Đặt lưới thép lên kiềng đun, đặt dụng cụ lên trên lưới thép, sau đó châm lửa đèn cồn rồi đặt vào giữa các chân kiềng.

Dụng cụ lấy hoá chất, khuấy và trộn hoá chất

Thìa thuỷ tinh (hình 5a) dùng để lấy từng lượng nhỏ hoá chất rắn cho vào dụng cụ thí nghiệm.

Đũa thuỷ tinh (hình 5b) dùng để khuấy khi hoà tan chất rắn hoặc pha trộn các dung dịch với nhau.

Cách sử dụng: Khuấy nhẹ theo chiều kim đồng hồ, tránh va mạnh làm vỡ hoặc thủng ống nghiệm.

1. Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Thìa thuỷ tinh

b) Đũa thuỷ tinh

 Hình 5. Một số dụng cụ lấy hoá chất, khuấy và trộn hoá chất

Dụng cụ giữ cố định và để ống nghiệm

• Bộ giá thí nghiệm (hình 6a) dùng để cố định các loại ống nghiệm.

Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.

Giá để ống nghiệm (hình 6b) dùng để đặt các ống nghiệm.

a) Bộ giá thí nghiệm

b) Giá để ống nghiệm

(Trang 7)

Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A.

                                    Cột A                                                                   Cột B

Mục đích sử dụng Tên dụng cụ
a) Để kẹp ống nghiệm khi đun nóng 1. Ống đong
b) Để đặt các ống nghiệm 2. Kẹp ống nghiệm
c) Để khuấy khi hoà tan chất rắn 3. Lọ thuỷ tinh
d) Để đong một lượng chất lỏng 4. Giá để ống nghiệm
e) Để chứa hoá chất 5. Thìa thuỷ tinh
g) Để lấy hoá chất (rắn) 6. Đũa thuỷ tinh

2. Một số hoá chất thí nghiệm

Một số hoá chất thường dùng

Hoá chất rắn: một số kim loại như zinc (Zn), copper (Cu),...; một số phi kim như sulfur (S), carbon (C)....; một số muối như calcium carbonate (), sodium chloride (NaCl)....

Hoá chất lỏng: dung dịch muối ăn (NaCl), nước oxi già (), dung dịch barium chloride (), dung dịch copper(II) sulfate (),....

• Hoá chất nguy hiểm: hydrochloric acid (HCI), sulfuric acid (),...

Hoá chất dễ chảy, nổ: cồn (), hydrogen (),.

* Lưu ý: Chỉ sử dụng các hoá chất trong phòng thí nghiệm có nhãn mác ghi đầy đủ: tên hoá chất, công thức hoá học,... (hình 8).

Thao tác lấy hoá chất

• Chất rắn dạng bột: Dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất dạng bột.

• Chất rắn dạng miếng: Dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.

• Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: Dùng ống hút nhỏ giọt.

Hình 8. Lọ đựng dung dịch copper(II) sulfate                                                  

(Trang 8)

2. Vì sao phải hơ nóng đều ống nghiệm? • Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Lưu ý, khi đun chất lỏng cần để nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60° (so với phương nằm ngang), hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.

Tìm hiểu thêm

Nhãn hoá chất là bản viết, bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về hoá chất giúp người sử dụng biết và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát,...

Đọc nhãn mác được dán ở lọ hoá chất trong hình bên và cho biết trên đó ghi các thông tin gì.

II. QUY TẮC SỬ DỤNG HOÁ CHẤT AN TOÀN

 

Những việc cần làm Những việc không được làm

1. Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ.

2. Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm.

3. Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc,... và hoá chất dễ cháy như cồn,...

4. Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hoá chất.

5. Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm,...

1. Ngửi, nếm các hoá chất.

2. Tự tiện sử dụng hoá chất.

3. Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm.

4. Ăn uống trong phòng thực hành.

5. Chạy, nhảy, làm mất trật tự.

6. Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.

7. Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.

8. Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

 

III. THIẾT BỊ ĐIỆN

Hiện nay, việc sử dụng năng lượng điện trong cuộc sống rất phổ biến. Trong môn Khoa học tự nhiên 8, các em sẽ được học một số kiến thức về điện và cùng với đó là được thực hiện các thí nghiệm với các thiết bị điện.

(Trang 9)

Một số thiết bị điện cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên 8

Một số thiết bị điện cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên 8 được giới thiệu dưới đây.

Điện trở và biến trở

Điện trở và biến trở dùng trong các mạch điện để điều chỉnh dòng điện theo mục đích sử dụng. Điện trở có trị số được biểu diễn bằng các vòng màu hoặc được ghi trên thân của chúng.

Hình 9. Điện trở

Hình 10. Biến trở

 Điốt (diode) và điốt phát quang

Điốt và điốt phát quang là thiết bị cho dòng điện đi qua theo một chiều.

Hình 11. Điốt

,Hình 12. Điốt phát quang – Đèn Led 

 Pin

Pin là thiết bị cung cấp dòng điện cho các thiết bị khác. Mỗi pin có một cực dương (+) và một cực âm (-).

Hình 13

Oát kế

Oát kế là đồng hồ đo khả năng tiêu thụ năng lượng điện ở mạch điện.

Hình 14. Oát kế

 3. Trong gia đình cũng có một số thiết bị điện cơ bản, kể tên những thiết bị đó?

 

 

 

4. Ngoài đèn led xanh như ở hình 12, kể ra các điốt hay led khác mà em biết.

 

 

 

 

 

 

5. Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết.

(Trang 10)

6. Cho biết ở nhà em dùng công tắc ở những vị trí nào, thiết bị nào.

 

 

7. Các cầu chì hoặc aptomat thường đặt ở đâu?

Công tắc

Công tắc dùng để đóng hay mở cho dòng điện đi qua. Công tắc thường có dạng thanh gạt hoặc nút bấm.

Cầu chì

Cầu chì là thiết bị giữ an toàn mạch điện bằng cách tự ngắt dòng điện khi dòng điện qua nó lớn tới một giá trị nhất định.

Để đảm bảo an toàn cho người và mạch điện, ngoài cầu chì người ta còn sử dụng các thiết bị khác như relay, cầu dao tự động....

Hình 16. Công tắc đơn giản

Hình 17. Cầu chì ống

 

 

8. Nêu một số loại đồng hồ đo điện khác mà em biết. Những đồng hồ đó được dùng khi nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số đồng hồ đo điện cơ bản

Trong học tập các nội dung về điện, em có thể thực hiện thí nghiệm đo các đại lượng điện với đồng hồ đo cơ bản là ampe kế (ammeter), trên mặt đồng hồ này có kíhiệu chữ A  (hình 18) và vôn kế (voltmeter) trên mặt đồng hồ có chữ V (hình 19). Mỗi đồng hồ đo điện có từ hai chốt cắm trở lên để nối với các dây dẫn điện khi thực hiện đo các đại lượng tương ứng.

Hình 18. Ampe kế

Hình 19. Vôn kế

Hiện nay, các đồng hồ đo này được thay thế bằng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Bằng cách vặn núm chọn chế độ đo thích hợp, sẽ đo được nhiều đại lượng điện khác nhau và số liệu đo được hiển
thị dưới dạng số.

Hình 20. Đồng hồ đo điện
đa năng hiện số

 

2. Một số lưu ý để sử dụng điện an toàn

Hiện nay, năng lượng điện được sử dụng rất phổ biến. Trong môn Khoa học các em cũng được học nội dung kiến thức về điện ở chủ đề 5. Vì vậy, trong cuộc sống, khi sử dụng điện, cần đảm bảo các hoạt động được an toàn để tránh các tai nạn gây nguy hiểm cho người, gây hỏng thiết bị, gây cháy nổ.

(Trang 11)

Một số lưu ý để sử dụng điện an toàn khi ở phòng thí nghiệm và trong cuộc sống như sau:

– Tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định trong nội quy, hướng dẫn an toàn điện tại phòng thí nghiệm hay tại những nơi có sử dụng điện.

– Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, các quy định trên mỗi linh kiện, thiết bị điện.

– Thực hiện lắp ráp các thiết bị điện theo hướng dẫn khi đã ngắt dòng điện trong mạch.

– Chỉ được tiến hành sau khi giáo viên hoặc người lớn đã kiểm tra và cho phép.

Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất hay với các thiết bị điện. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.

 

 

 

 

Em có biết

Cần làm gì khi bị cháy do hoá chất trong phòng thí nghiệm?

• Ngắt toàn bộ hệ thống điện.

• Căn cứ vào loại hoá chất có mặt chủ yếu trong phòng thí nghiệm mà sử dụng các phương tiện và chất chữa cháy phù hợp.

– Nước: Nước được sử dụng có hiệu quả khi dập đám cháy các vật rắn thông thường, giấy, than, cao su, vải và một số chất lỏng hoà tan trong nước (acid hữu cơ, acetone, cồn,...) Không sử dụng nước khi dập đám cháy nơi có các thiết bị đang có điện hoặc nơi có các chất phản ứng mạnh với nước.

– Bình : được nén áp suất cao (thường là 60 atm); lỏng bay hơi sẽ làm lạnh và bao phủ vùng cháy bởi dạng tuyết.

– Cát khô: Cát khô có thể được sử dụng để dập đám cháy chứa những lượng nhỏ chất lỏng, chất rắn khi không được dùng nước.

 

• Trong học tập môn Khoa học tự nhiên 8, nhiều dụng cụ, hoá chất và thiết bị được sử dụng như:

– Dụng cụ: dụng cụ đo thể tích, khối lượng, nhiệt độ; dụng cụ chứa hoá chất; dụng cụ để đun nóng, lấy hoá chất, khuấy chất rắn trong dung dịch; dụng cụ để giữ cố định ống nghiệm và đặt ống nghiệm.

– Hoá chất: hoá chất dạng rắn, lỏng, khí; hoá chất nguy hiểm; hoá chất dễ cháy, nổ.

– Thiết bị điện: pin, điện tử, công tắc,...

• Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn:

– Đảm bảo các hoá chất phải có nhãn mác rõ ràng, đầy đủ thông tin: tên, công thức hoá học,...

– Thao tác thí nghiệm đúng và thực hiện nghiêm túc các quy tắc sử dụng hoá chất an toàn. 

• Cách sử dụng điện an toàn:

– Thực hiện đúng các nội quy hay hướng dẫn an toàn điện.

– Đảm bảo các yêu cầu được quy định trên mỗi thiết bị điện.

– Chỉ được tiến hành thí nghiệm khi giáo viên hay người lớn kiểm tra và cho phép.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Khoa Học Tự nhiên 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

hoa-hoc-1169

Hoá Học

Hoá Học 11

ngu-van-8-tap-1-919

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

sach-bai-tap-tieng-anh-1-740

SÁCH BÀI TẬP Tiếng Anh 1

Môn học lớp 1 - NXB Cánh Diều

toan-9-tap-1-980

Toán 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 Kết Nối Tri Thức

tieng-viet-5-tap-1-1624

Tiếng Việt 5 - Tập 1

NXB Kết nối tri thức - Tiếng Việt 5 (Tập 1)

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.