(Trang 138)
Học xong bài học này, em có thể:
• Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hoá.
• Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp.
• Phân tích được các nguyên tắc lập khẩu phần. Xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.
• Kể tên và nêu được chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hoá. Phân tích được sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hoá.
• Nêu được một số bệnh về đường tiêu hoá và biện pháp để phòng, chống các bệnh về tiêu hoá.
• Trình bày được một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề xuất được các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến; chế độ ăn uống an toàn.
• Thực hiện được một dự án liên quan đến tiêu hoá và dinh dưỡng.
Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn nào em nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao?
I. DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÍ
1. Dinh dưỡng và chất dinh dưỡngCon người cần thức ăn để tồn tại và duy trì hoạt động sống. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. | 1. Quan sát hình 29.1, qua quá trình tiêu hoá, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành những chất gì để tế bào và cơ thể có thể hấp thu được? |
Hình 29.1. Chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh và dinh dưỡng
THỨC ĂN | CHẤT DINH DƯỠNG | HỆ TIÊU HOÁ | HỆ TUẦN HOÀN | TẾ BÀO | |
Năng lượng (34 kcal trong 100 g) | Súp lơ xanh | Chất bột đường (Carbohydrate) | Đường đơn | Trao đổi chất | |
Chất béo (Lipid) | Glycerol và acid béo | ||||
Chất đạm (Protein) | Amino acid | Lớn lên | |||
Vitamin (C, E, ...) | Vitamin | ||||
Chất khoáng (K, Ca, Fe,...) | Chất khoáng | Lông ruột | Phân chia | ||
Nước | Nước | Hấp thu |
(Trang 138)
Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.
Ở những loại thực phẩm được đóng gói, trên bao bì thường có bảng thông tin dinh dưỡng (Nutrition Facts hoặc Nutritional Information). Dựa vào các thông tin đó, chúng ta có thể lựa chọn sử dụng các thực phẩm phù hợp.
2. Quan sát hình 29.2 a) Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh. b) Thông tin trong bảng có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng?
| Hình 29.2 Bảng thông tin dinh dưỡng của một chiếc bánh trong hộp bánh
|
|
1. Hãy sưu tầm một số bao bì thực phẩm, trong đó có bao bì của loại thực phẩm em thường ăn và cho biết các thông tin của sản phẩm theo gợi ý trong bảng 29.1.
Bảng 29.1. Thông tin dinh dưỡng của một số loại thực phẩm
Tên sản phẩm | Năng lượng | Protein | Lipid | Carbohydrate | Vitamin | Chất khoáng |
? | ? | ? | ? | ? | ? | ? |
2. Theo em trong các sản phẩm trên, sản phẩm nào nên ăn thường xuyên, sản phẩm nào nên ăn hạn chế? Vì sao?
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho bản thân và những người trong gia đình em. | 2. Chế độ dinh dưỡng hợp líMột chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp cơ thể phát triển cân đối, phòng ngừa bệnh tật và nâng cao sức đề kháng. Dựa vào khuyến nghị mức tiêu thụ thực phẩm trung bình (bảng 29.2) và hướng dẫn quy đổi đơn vị thực phẩm (bảng 29.3) để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí. |
(Trang 139)
Bảng 29.2. Khuyến nghị mức tiêu thụ thực phẩm trung bình cho người Việt Nam
Loại thực phẩm | 3-5 tuổi | 6-11 tuổi | 12-14 tuổi | 15-19 tuổi | Người trưởng thành | 3. Quan sát các bảng 29.2 và 29.3, cho biết: a) Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng nào? b) Loại thực phẩm nào cần được ăn nhiều nhất, loại nào nên ăn ít nhất? Vì sao?
|
Đường (đơn vị/ngày) | < 3 | < 3 | < 5 | < 5 | < 5 | |
Muối (gam/ngày) | < 3 | < 4 | < 5 | < 5 | < 5 | |
Dầu, mỡ (đơn vị/ngày) | 5 | 5 - 6 | 5 - 6 | 5 - 6 | 5 - 6 | |
Sữa và sản phẩm từ sữa (đơn vị/ngày) | 4 | 4 - 6 | 6 | 6 | 3 - 4 | |
Thịt, thuỷ sản, trứng, đậu, đỗ (đơn vị/ngày) | 3,5 | 4 - 6 | 5 - 7 | 6 - 8 | 5 - 6 | |
Rau (đơn vị/ngày) | 2 | 2 - 3 | 3 - 4 | 3 - 4 | 3 - 4 | |
Quả (đơn vị/ngày) | 2 | 1,5 - 2,5 | 3 | 3 | 3 | |
Ngũ cốc (đơn vị/ngày) | 5 - 6 | 8 - 13 | 12 - 16 | 14 - 17 | 12 - 15 | |
Nước (đơn vị/ngày) | 6 | 8 - 10 | 8 - 10 | 8 - 12 | 8 - 12 |
(Nguồn: Lê Danh Tuyên, Hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng COVID-19,
Nhà xuất bản Lao động, 2020)
Bảng 29.3. Bảng quy đổi đơn vị thực phẩm
(Nguồn: Lê Danh Tuyên, Hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng COVID-19,
Nhà xuất bản Lao động, 2020)
ĐƯỜNG | 1 đơn vị = Đường 5 g = Kẹo lạc 8 g = Mật ong 6 g |
MUỐI | 5 g = Muối 5 g = Bột canh 8 g = Hạt nêm 11 g = Nước mắm 25 g = Xì dầu 35 g |
DẦU MỠ | 1 đơn vị = Dầu 5 g = Mỡ 5 g = Bơ 6 g |
SỮA | 1 đơn vị = Sữa nước 100 ml = Sữa chua 100 g = Phomat 15 g |
THUỶ SẢN/TRỨNG/ ĐẬU, ĐỖ | 1 đơn vị = Thịt lợn 31 g = Thịt gà 42 g = Cá 35 g = Tôm 30 g = Đậu phụ 58 g |
RAU QUẢ | 1 đơn vị = 80 g 1 đơn vị = 80 g |
NGŨ CỐC | 1 đơn vị = Cơm tẻ 55 g = Bánh mì 27 g = Khoai tây 95 g = Khoai lang 84 g 2 đơn vị = Cơm tẻ 110 g = Bánh phở 120 g = Ngô 120 g = Bánh mì 54 g |
NƯỚC | 1 đơn vị = 200 ml |
(Trang 140)
Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể dẫn đến thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lí, cần xây dựng khẩu phần (lượng thực phẩm tiêu chuẩn cho một người trong một ngày) theo nguyên tắc:
• Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.
• Phù hợp với nhu cầu cơ thể (tuỳ theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động của cơ thể, tình trạng bệnh tật).
• Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương.
• Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HOÁ
Hình 29.3. Sơ đồ cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người
Tuyến nước bọt | Khoang miệng • Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt. • Cảm nhận vị thức ăn. |
Tuyến vị Tiết dịch vị chứa HCl và enzyme pepsinogen. HCl hoạt hoá pepsinogen thành pepsin (tiêu hoá protein), tiêu diệt mầm bệnh. | Hầu (họng) và thực quản • Tham gia cử động nuốt. • Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày. |
Gan • Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hoá lipid. • Đào thải độc tố. | Dạ dày • Có tuyến vị tiết dịch vị. • Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn. |
Túi mật Dự trữ dịch mật. | Ruột non • Có tuyến ruột. • Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển. • Hấp thu các chất dinh dưỡng. |
Tuyến tuỵ Tiết dịch tuỵ chứa các enzyme tiêu hoá protein, lipid và carbohydrate. | Ruột già gồm: manh tràng (ruột thừa), đại tràng, trực tràng. • Hấp thu nước và một số chất. • Cử động nhu ruột đẩy chất cặn bã xuống trực tràng. • Tạo phân. |
Tuyến ruột Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hoá protein và carbohydrate. | Hậu môn Thải phân. |
(Trang 141)
Hệ tiêu hoá ở người gồm ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hoá, trải qua quá trình tiêu hoá cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hoá hoá học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản. Các chất này đi qua niêm mạc ruột non vào mao mạch máu và mao mạch bạch huyết trong lông ruột, theo hệ tuần hoàn đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể. Những chất không được tiêu hoá và hấp thu được thải ra ngoài qua hậu môn. III. BẢO VỆ HỆ TIÊU HOÁĐể bảo vệ hệ tiêu hoá cần sử dụng thực phẩm an toàn và phòng chống các bệnh về tiêu hoá. 1. An toàn vệ sinh thực phẩmKhi sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chứa độc tố sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm bị ô nhiễm là thực phẩm chứa kim loại nặng (arsenic, chì, thuỷ ngân,...) vượt ngưỡng cho phép, thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia và chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng; thực phẩm ôi thiu; thực phẩm bị nấm mốc,... Thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên như cá nóc, củ khoai tây mọc mầm, nấm độc, lá ngón,.. An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ của con người. Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần được áp dụng từ khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và chế biến thực phẩm (hình 29.4). | 3. Quan sát hình 29.3, nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hoá. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng như thế nào? 4. Ở cơ quan nào, thức ăn vừa được tiêu hoá cơ học, vừa tiêu hoá hoá học?
4. Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
5. Nêu thêm một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển và bảo quản, sử dụng và chế biến.
|
Sản xuất Tuân theo tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt như không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học hoặc thức ăn tăng trọng; vệ sinh chuồng trại đúng quy trình,... Quá trình sản xuất không gây ô nhiễm đến môi trường. | Vận chuyển và bảo quản Phân loại, đóng gói thực phẩm, lựa chọn các phương pháp vận chuyển và bảo quản thực phẩm phù hợp. Các phương pháp bảo quản như phơi khô, bảo quản lạnh, lên men,... |
Sử dụng và chế biến Chọn thực phẩm tươi và an toàn. Chế biến thực phẩm cần đảm bảo hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín,... |
Hình 29.4. Một số biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
(Trang 142)
5. Nêu tên, nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hoá.
2. Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ mắc bệnh sâu răng tại trường em đang | 2. Phòng bệnh về tiêu hoáMột số bệnh về tiêu hoá thường gặp là ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, giun sán, sâu răng, táo bón, viêm dạ dày,... Để phòng bệnh về tiêu hoá, cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng lối sống lành mạnh (hình 29.5).
Hình 29.5. Một số biện pháp phòng bệnh về tiêu hoá |
1. Trình bày các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm gia đình em thường sử dụng. Trong đó, phương pháp nào an toàn? Phương pháp nào có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm? Vì sao?
2. Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hoá?
• Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.
• Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Hệ tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. Các cơ quan của hệ tiêu hoá có cấu tạo phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận, hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau để vận chuyển, tiêu hoá thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã ra ngoài.
• An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ của con người.
• Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng lối sống lành mạnh giúp phòng các bệnh về tiêu hoá (ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, táo bón,..).