I - CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
1. Giai đoạn 1919 - 1930
Đợt khai thác Việt Nam của thực dân Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất với quy mô lớn, tốc độ nhanh, có hệ thống hơn so với trước chiến tranh đã đưa xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu thật sự trở thành một xã hội thuộc địa.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (đến tháng 10 - 1930, đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam và phong trào yêu nước sục sôi của dân tộc ta vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX. Từ đó, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường hướng và vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới.
2. Giai đoạn 1930 - 1945
Ngay từ khi mới ra đời, phong trào cách mạng 1930 - 1931 với hai khẩu hiệu chiến lược "Dân tộc độc lập" và "Người cày có ruộng", Đảng đã tập hợp được giai cấp công nhân hình thành khối liên minh công nông - đội quân chủ lực của cách mạng giải phóng dân tộc. Kẻ thù đã dìm phong trào cách mạng trong máu lửa. Nhưng nhờ bắt rễ trong quần chúng nhân dân, Đảng đã vượt qua cơn "khủng bố trắng " trong những năm 1931 - 1933 để tiếp tục xây dựng về chính trị, phát triển về tổ chức, trở thành một lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam. Đó là cuộc diễn tập đầu tiên, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cuộc vận động dân chủ (1936 - 1939) là một thời kì đấu tranh rộng lớn của quần chúng chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi quyền tử do dân chủ, cơm áo và hòa bình. Qua phong trào, Đảng đã động viên, giáo dục và xây dựng được một đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người ở cả thành thị và nông thôn, đồng thời đã bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ cách mạng. Đó là cuộc diễn tập thứ hai của Cách mạng tháng Tám.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9 - 1939, phát xít Nhật kéo vào Đông Dương (1940). Đảng nhận định : thời kì cách mạng của các dân tộc Đông Dương, đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc đã tới và ráo riết chuẩn bị về mọi mặt để hành động khi có thời cơ. Lợi dụng tình hình Nhật hất cẳng Pháo ngày 9 - 3 - 1945, Đảng đã chuyển hướng mau lẹ, đẩy tới cao trào kháng Nhật, cứu nước. Khi các nước Đồng minh đánh bại phát xít Nhật (8 - 1945), Đảng đã kịp thời lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
3. giai đoạn 1945 - 1954
Cách mạng vừa thành công, Đảng và nhân dân đã phải đương đầu với những thử thách cực kì nghiêm trọng. "Thù trong" và "giặc ngoài" vào hùa với nhau để tấn công chính quyền cách mạng non trẻ.
Căn cứ vào tình hình so sánh lực lượng cụ thể và những thuận lợi, khó khăn trước mắt cũng như lâu dài của ta và địch, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến toàn quốc, khẳng định đây là một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 - 5 -1954, kết thúc chín năm chống Pháp đã chứng minh một chân lí của thời đại ngày nay : Một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu biết đoàn kết chiến đấu theo một đường lối cách mạng đúng đắn thì có thể chiến thắng bất kì tên đế quốc to lớn nào.
4. Giai đoạn 1954 - 1975
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng nước ta đứng trước tình hình mới : đất nước tạm thời bị chia ctaws làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.
Trước bước ngoặc quan trọng của cách mạng, Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đường lối : kết hợp giương cao hai ngọn cờ độc lập và chủ nghĩa xã hội, ddauw sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta tới thắng lợi vẻ vang.
Sau hơn 20 năm kiên cường, anh dũng chiến đấu, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vì đại Xuân 1975, sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta đã thắng lợi. Một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước ta - kỉ nguyên của một nước Việt Nam độc lập, thống nhất xã hội chủ nghĩa đã rộng mở.
5. Giai đoạn 1975 đến nay
Sau đại thắng Xuân 1975, độc laoaj dân tộc và thống nhất đất nước đã tạo những điều kiện cơ bản để cả nước Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Hà Nội tháng 12 - 1976 đã tổng kết quá trình 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, nêu rõ sự tất yếu và tầm quan trọng của việc cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi. Trong Đại hội này, Đảng quyết định khôi phục lại tên cũ là Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu to lớn đặt dudocjwm cũng có không ít khó khăn và yếu kém, nhất là trong lĩnh vực kinh tế xã hội
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) của Đảng, trên cơ sở nhất trí cao trong Đảng và trong toàn xã hội về yêu cầu đổi mới đất nước, đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về quan điểm đổi mới trên cơ sở nhận thức và nắm vững đặc điểm thời kì quá độ ở nước ta. Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đổi mới đúng đắn và sáng tạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đặt được những thành tựu đáng phấn khởi về các mặt, trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu là về kinh tế.
Khó khăn còn lớn, thức thức còn nhiều, nhưng điều quan trọng là Đảng ta đã chọn con đường đi đúng có những biện pháp thích hợp.
II - NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM, PHƯƠNG HƯỚNG ĐI LÊN
Nhìn lại lịch sử đấu tranh hơn 80 năm qua (từ năm 1919 đến nay), cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, phải đối đàu với nhiều kẻ thù xâm lược khác nhau vào loại hùng mạnh thế giới.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn. Cách mạng Việt Nam đã đặt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhưng cũng có những tồn tại và vấp váp, trong đó về mặt chủ quan là những sai lầm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng. Vì vậy, phấn đấu để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội, đưa nước ta thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc là nhiệm vụ lịch sử trọng đại của toàn Đảng và toàn dân ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Đường lối đổi mới do Đại hội địa biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khởi xướng, đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của dân tộc.
Kiên trì, tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là yêu cầu đối với mọi người dân hiện nay.
Trải qua quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, có thể rút ra một số bài học lịch sử quý báu sau đây :
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt và là cội nguồn thắng lợi của cách mạng nươc sta từ trước đến nay.
Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế là một nhân tố quan trọng quyết định thành công của cách mạng nước ta.
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Luôn luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với nhân dân là một yêu cầu quan trọng trong nhiệm vụ đổi mới của Đảng. Để làm tốt yêu cầu này, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng đắn, cần thực hiện nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các cơ quan dân cử..., thực hiện đúng tinh thần mà Đại hội VI đề ra là : Xây dựng chủ nghĩa xã hội do nhân dân làm chủ, Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,dưới sự lãnh đạo của Đảng.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy nêu lên các giai đoạn chính và các đặc điểm lớn gắn liền với từng giai đoạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến nay.