I - CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC BÙNG NỔ (19 - 12 - 1946)
1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 và Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, thực dân Pháp tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Từ cuối tháng 11 - 1946, tình hình trong Nam ngoài Bắc hết sức căng thẳng. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
Ở Bắc Bộ, ngày 20 - 11 - 1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.
Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12 - 1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột máu ở cầu Long Biên, tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún.
Ngày 18 - 12 - 1946, Pháp gửi hai tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho quân đội chúng. Pháp tuyên bố : nếu ta không chấp nhận thì 20 - 12 - 1946, chúng sẽ hành động.
Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19 - 12 - 1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội) đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
Ngày 19 - 12 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến :
"Hỡi đồng bào !
Chúng ta phải đứng lên !
Bất kì đàn ông, đàn bà, bấy kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải dựng đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc.
Ai có súng dùng súng, Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
... Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thì thắng lợi nhất định về dân tộc ta!"
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ra trong cả nước, trước tiên là nhân dân Hà Nội, đứng lên kháng chiến. Đêm 19 - 12 - 1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu.
- Trước ngày 19 - 12 - 1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nước ta nhanh lời chiến tranh ?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào ? Nêu nội dung Lời kêu gọi... đó.
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.
Những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, sau đó được nêu đầy đủ, giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh tháng 9 - 1947. Tính chất, mục đích, nội udng, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh tự vệ, chính nghĩa, tiến bộ, nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
- Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân ?
II - CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ PHÓA BẮC VĨ TUYẾN 16
Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân ta chủ động tiến công quân Pháp, bao vây, giam chân lực lượng chúng ở Thủ đô Hà Nội, các thành phố và các thị xã, tạo thế trận đi vào cuộc chiến đấu lâu dài.
Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt giữa ta và địch ở sân bay Bạch Mai,khu Bắc Bộ Phủ, đầu cầu Long Biên, ga Hàng Cỏ, các phố Khâm Thien, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Trống...
Đến ngày 17 - 2 - 1947, Trung đoàn Thủ đô (đơn vị chính thức được thành lạp trong quá trình chiến đấu) thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch, ra căn cứu an toàn.
Trong gần hai tháng (từ ngày 19 - 12 - 1946 đến ngày 17 - 2 - 1947), quân dân ta ở Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, thực hiện được nhiệm vụ giam chân dịch ở thành phố để hậu phương tiện chiến tranh, thực hiện được nhiệm vụ giam chân dịch ở thành phố để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa, lãnh đạo kháng chiến lâu dài.
Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng..., quân dân ta chủ động tiến công, loại khỏi vòng chiến đấu một số lực lượng của chúng ; bao vây, gia chân Pháp suốt trong hai, ba tháng chiến đấu, cuối cùng quân ta chủ động rút khỏi thành phố, lui về căn cứ, tổ chức cuộc chiến đấu lâu dài. riêng thành phố Vinh, ngay từ đầu cuộc chiến đấu quân dân ta buộc địch đầu hàng.
Phối hợp với cuộc chiến đáu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, quân dân ta ở các tỉnh phía Nam (Nam Bộ bà Nam Trung Bộ) đã đẩy mạnh chiến tranh du kịch, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.
- Hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến ở các đô thị cuối năm 1946 - đầu năm 1947 và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó .
III - TÍCH CỰC CHUẨN BỊ CHO CUỘC CHIẾN ĐẤU LÂU DÀI
Cuối tháng 10 - 1946, sau khi Chủ tịch Hồ Chú Minh đi thăm nước Pháp trở về, nhất là sau vụ thực dân Pháp gây xung đột ở Hải Phòng và Lạng Sơn (20 - 11 - 1946), công việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ở Hà Nội được đẩy mạnh. Đợt tổng di chuyển bắt đầu, nhằm đưa máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến nơi an toàn.
Đồng thời với việc di chuyện, ta tiến hành "tiêu thổ kháng chiến", vận động, tổ chức nhân dân tán cư, nhanh chóng chuyển đất nước sang thời chiến.
Sau khi việc di chuyển đã hoàn thành, Nhà nước bắt tay xây dựng lực lượng về mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu lâu dài.
Về chính trị, Chính phủ quyết định chia nước thành 12 khu hành chính và quân sự.
về quân sự, mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi đều tham gia dân quân và từ dân quân được tuyển chọn vào du kích, rồi bộ đội địa phương hoặc bội đội chủ lực. Vũ khí vừa tự tạo,, vừa lấy của địch để tự trang bị.
về kinh tế, Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực, theo khẩu hiệu "thực túc binh cường", "Ăn no dánh thắng". Nha Tiếp tế được thành lập, làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ và phân phối thóc gạo, muối, vải, bảo đảm về nhu cầu ăn mặc cho lực lượng vũ trang và nhân dân ở hậu phương.
Về giáo dục, phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã được chuẩn bị như thế nào ?
IV - CHIẾN DIICHJ VIỆT BẮC THU - ĐÔNG NĂM 1947
1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc
Để giải quyết khó khăn khi phạm vi chiếm đóng mở rộng và thực hiện âm mưu "Đánh nhanh thắng nhah", tháng 3 - 1947, Chính phủ Pháp cứ Bô-la-e là Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay Đác-giăng-li-ơ.
Thực hiện âm mưu tập hợp những phần tử Việt gian phản động, Bô-la-e lập ra Mặt trận quốc gia thống nhất, tiến tới thành lập một Chính phủ bù nhìn trung ương.
Cùng lúc, thực dân Pháp huy động 12 000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành ba cánh, mở cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt - Triung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế...
Ngày 7 - 10 - 1947, từ sáng sớm, một binh đoàn dù đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn và chiếm thị trận chợi Mới, Chợ Đồn.
Cùng ngày hôm đó, một bình đoàn linh bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng, một cánh quân khác đánh xuống Bắc Kạn, tạo thành gọng kìm bao vây phía đông và phía bắc căn cứ địa Việt Bắc.
Ngày 9 - 10 - 1947, một binh đoàn hỗn hợp lính bộ và lính thủy đánh bộ ngược sông Hồng, sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đại Thị (Tuyên Quang), bao vây phía tây căn cứ địa ở Việt Bắc.
- Hãy trình bày âm mưu và hành động của thực dân Pháp trong cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc của ta.
2. Quân dân ta chiến đáu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc
Thực hiện chỉ thị của Trung ương trên các hướng, khắp các mặt trận, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bẻ gãy từng gọng kìm của chúng.
Tại Bắc Kạn, ngay từ đầu, quân dân ta chủ động, kịp thời phản công và tiens công địch, tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập chúng, tổ chức đánh tập kịch vào những nơi địch chiếm đóng, phục kích trên đường từ Bắc Kạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn. Vừa chặn đánh địch, ta vừa bí mật, khẩn trương di chuyển các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, các công xưởng, kho tàng từ nơi địch uy hiếp, chiếm đóng đến nơi an toàn.
Ở hướng Đông, quân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích trên đường Bản Sao - đèo Bông Lau ngày 30 - 10 - 1947.
Ở hướng Tây, quân ta phục kích chăn đánh nhiều trận trên sông Lô. Cuối cùng 10 - 1947, 5 tàu chiến địch có máy bay hộ tống từ Tuyên Quang đi Đoan Hùng lọt vào trận địa phục của ta (Tại Đoan Hùng). Đầu tháng 11 - 1947, 2 tàu chiến 1 ca nô địch từ Chiêm Hóa vê thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Khe Lau, ngã ba sông Lô và sông Gâm).
Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.
Cuộc chiến đấu liên tục 75 ngày đêm đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc. Căn cứ địa Việt Bắc biến thành "mồ chôn giặc Pháp". Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trường thành.
- Dựa vào lược đồ (Hình 45), trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
V - ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN
Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách dùng Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh nhằm chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện của ta
Về phía ta, thực hiện phương châm chiến lược "đánh lâu dài", phá âm mưu mới của địch, Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Về quân sự, ta chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
Về chính trị và ngoại giao, năm 1948, tại Nam Bộ, lần đầu tiên ta tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh. Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cổ và kiện toàn.
Tháng 6 - 1949, Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiếng tới thống nhất hai tổ chức cơ sở đến trung ương.
Ngày 14 - 1 - 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa tuyên bó sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau lời tuyên bố đó, chính ohur nhiều nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta : đầu tiên là Trung Quốc, tiếp đó là Liên Xô, rồi lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác.
Về kinh tế, ta chủ trương vừa ra sức phá hoại kinh tế địch, vừa đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân có khả năng tự cấp tự túc.
Về văn hóa, giáo dục, tháng 7 -1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ giáo dục 12 năm bằng hệ thống giáo dục 9 năm, hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc, đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân.