SGKVN

Lịch Sử 9 - Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 | Giáo Dục Việt Nam

Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 - Lịch Sử 9. Xem chi tiết nội dung bài Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Lịch Sử 9 | Giáo Dục Việt Nam

Pháp đầu hàng và câu kết ngày thêm chặt chẽ với Nhật ở Việt Nam. Đời sống nhân dân dưới hai tầng áp bức, bóc lột Nhật - Pháp vô cùng cực khổ, điêu đứng.

Trong bối cảnh đó, ba cuộc nổi dậy đầu tiên ở Bắc Sơn, Nam Kì và Đô Lương bùng nổ, báo trước cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

I - TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG DƯƠNG

Tháng 9 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ở châu Âu, tháng 6 - 1940 quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức. Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật cũng đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát vào biên giới Việt - Trung.

Thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ : một là ngọn lữa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy ; hai là phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng.

Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9 - 1940), rồi mở cửa cho chúng vào Đông Dương, thực dân Pháp đã suy yếu rõ rệt. Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Ngày 23 - 7 - 1941, tại Hà Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa Pháp và Nhật - Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.

 Hiệp ước thừa nhận Nhật có quyền sử dụng tất cả sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục địch quân sự. Khi phát động chiến tranh Thái Bình Dương (7 - 12 - 1941), Nhật lại bắt thực dân Pháp ở Đông Dương kí thêm một hiệp ước cam kết hợp tác với chúng về mọi mắt (như tạo mọi sự dễ dàng cho việc hành binh, cung cấp lương thực, bố trí doanh trại, giữ gìn trật tự xã hội ở Đông Dương) để bảo đẩm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật. Kể từ đây, trong thực tế, Pháp và Nhật đã câu kết chặt chẽ với nhau trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương.

Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt về mọi bề, thực dân Pháp vẫn có nhiều thủ đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao nhất. Trước hết, chúng thi hành chính sách "kinh tế chỉ huy", thực chất là lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn. Thủ đoạn thứ hai là tăng các loại thuế. Riêng các khoản thuế rượu, muối và thuốc phiện từ năm 1939  đến năm 1945 đã tăng lên gấp ba lần.

Thủ đoạn tàn ác của Nhất là thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo, theo lối cưỡng bức và giá rẻ mạt, một phần để cung cấp cho quân đội Nhật, một phần để tích trữ, chuẩn bị chiến tranh. Chính thủ đoạn tàn ác này đã gây ra nạn khan hiếm lương thực nghiêm trong cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bắc chết đói vào cuối năm 1944 - 1945.

Dươi hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề của Pháp - Nhật, các tầng lớp nhân dân ta bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng.

- Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì đáng chú ý ?

- Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương ?

II - NHỮNG CUỘC NỔI DẬY ĐẦU TIÊN

1. Khỏi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940)

Quân Nhậ đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút qua châu (1) Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy trước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền dịch và thành lập chính quyền cách mạng (27 - 9 - 1940). Nhưng sau đó, Nhật đã thỏa hiệp để Pháp quay trở lại đàn áp, dồn dân, bắt giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt tư sản của nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương, nhân dân ta đã đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, tổ chức các toán vũ trang đi lùng bắt và trừng trị bọn tay sai của địch. Nhờ đó, các cơ sở của cuộc khởi nghĩa vẫn được duy trì, quân khởi nghĩa tiến dần lên lập căn cứ quân sự. Một Ủy ban chỉ huy được thành lập để phụ trách mọi mặt công tác cách mạng. Những tài sản của đế quốc và tay sai đều bị tịch thu đem chia cho dân nghèo và các gia đình bị thiệt hại. Quần chúng phấn khởi gia nhập đội quân cách mạng rất động. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập và lớn dần lên, sang năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân, hoạt động ở vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn), Vô Nhai (Thái Nguyên).

----------------------------------------

(1) Châu : là đơn vị hành chính ở miền núi, tương đương cấp huyện ở miền đồng bằng.

Hình 34. Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn

2. Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 - 1940)

Lợi dụng bối cảnh quân Pháp thua trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, quân Xiêm (Thái Lan), được phát xít Nhật xúi giục, giúp đỡ để khiêu khích và gây xung đột dọc biên giới Lào - Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân Nam Kì rất bất bình, đặc biết nhiều binh lính đã đào ngũ, hoặc bí mật liên lạc với Đảng bộ Nam Kì. Trước tình thế cấp bách, Đảng bộ Nam Kì đã quyết định khởi nghĩa tuy chưa có sự đồng ý của Trung ương Đảng. Lệnh đình chỉ phát động khởi nghĩa của Trung ương Đảng từ ngoài Bắc đưa vào Nam kì tới chậm (1). Trước ngày khởi sự, một số cán bộ chỉ huy đã bị bắt, do đó kế hoạch khởi nghĩa bị lộ. Thực dân Pháp cho thiết quân luật, giữ binh lính người Việt trong trại và tước hết khí giới của họ, ra lệnh giới nghiêm và bửa lưới săn lùng các chiến sĩ cách mạng.

Hình 35. Lược đồ khởi nghĩa Nam Kì

Theo kế hoạch đã định, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra vào đêm 22 ráng sáng 23 - 11 - 1940 ở hầu khắp các tỉnh Nam Kì. Nghĩa quân triệt hạ một số đồn bốt giặc, phá nhiều đường giao thông ; thành lập chính quyền nhân dân và toàn án cách mạng pử nhiều vùng thuộc các tỉnh Mĩ Tho, Gia Định... Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa này. Do thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, cơ sở Đảng bị tổn thất nặng, nhưng một số nghĩa quân đã rút vào hoạt động bí mật chờ cơ hội hoạt động trở lại.

--------------------------------

(1) Hội nghị TUĐCSĐD (họp tháng 11 - 1940) sau khi phân tích tình hình các mặt đã quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa ở Nam Kì. Ngày 22 - 11 - 1940, phái viên của Trung ương là Phan Đăng Lưu mang theo lệnh hoãn khởi nghĩa về tới Sài Gòn, nhưng lệnh phát động nổi dậy đã được ban bố.

3. Binh biến Đô Lương (13 - 1 - 1941)

Phong trào cách mạng dâng cao đã ảnh hưởng đến tinh thân giác ngộ của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính người Việt hết sức bất bình vì bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.

Hình 36. Lược đồ binh biến Đô Lương

Ngày 13 - 1 - 1941, dưới sự chỉ huy của Động Cung (Nguyên Văn Cung), binh lính đồn chợ Rạng đã nổi dậy. Tối hôm đó, họ đánh chiếm đồn Đô Lương, rồi lên ô tô kéo về Vinh định phối hợp với số binh lính ở đây chiếm thành. Nhưng kế hoạch không thực hiện, Đội Cung bị Pháp bắt. Mặc dù bị giặc tra tấn rất dã man, trước sau ông vẫn nhất định không khai và nhận hết trách nhiệm về mình. Quân Pháp đã xử tử Đội Cung cùng 10 đồng đội của ông, kết án khổ sai và đưa đi đầy nhiều khác.

Các cuộc khởi nghĩa và binh biến nói trên, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho Tống khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương đã diễn ra như thế nào ?

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khở nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương.

2. Sưu tầm một số thơ ca tố cáo tội ác của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật đối với nhân dân ta thời kì này.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Lịch Sử 9

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Công Dân 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập 2

NXB Giáo Dục Việt Nam - Tiếng Anh 9 - Tập 2

Sinh Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 9 (Quyển 4)

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

tieng-viet-3-tap-hai-1042

Tiếng Việt 3 - Tập Hai

Sách Lớp 3 Cánh Diều

mi-thuat-1-19

MĨ THUẬT 1

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

tin-hoc-7-884

Tin Học 7

Sách Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

vo-bai-tap-tieng-viet-1-tap-mot-12

Vở bài tập TIẾNG VIỆT 1 - Tập Một

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

tieng-anh-5-tap-mot-157

Tiếng Anh 5 - Tập Một

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.