SGKVN

Lịch Sử 9 - Bài 10: Các nước Tây Âu | Giáo Dục Việt Nam

Bài 10: Các nước Tây Âu - Lịch Sử 9. Xem chi tiết nội dung bài Bài 10: Các nước Tây Âu và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Lịch Sử 9 | Giáo Dục Việt Nam

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình cá nước Tây Âu đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Tiêu biểu là sự liên kết các nước Tây Âu trong tổ chức liên minh châu Âu (EU) - một tổ chức khu vực lớn nhất, chặt chẽ nhất, có những thành công lớn về kinh tế và chính trị.

I - TÌNH HÌNH CHUNG

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), nhiều nước Tây Âu (*) bị phát xít chiếm đóng và tàn phá nặng nề.

Năm 1944 , sản xuất công nghiệp của nước Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh. Ở I-ta-li-a, sản xuất công nghiệp khoảng 30%, sản xuất nông nghiệp chỉ bảo đảm 1/3 như cầu lương thực trong nước. Các nước đều bị mắc nợ, đến tháng 6 -1945, nước Anh nợ tới 21 tỉ bảng Anh.

-------------------------

(*) Tây Âu là một khái niệm được sử dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai để chỉ cá nước tư bản chủ nghĩa ở phía tây châu Âu (phân biệt với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ở phái đông châu Âu).

Để khôi phục nền kinh tế đất nước, năm 1948, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a... đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo "Kế hoạch phục hưng châu Âu" (còn gọi là Kế hoạc Mác - san) do Mĩ vạch ra. Kể hoạch này được thực hiện từ năm 1948 đến năm 1951 với tổng số tiền khoảng 17 tỉ USD. Kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

Để nhận được viện trợ, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ nhập vào, phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ (như ở Pháo, I-ta-li-a...)

Do được củng cố thế lực, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền hạn tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây (ngừng quốc hữu các xí nghiệp tư bản và trả lại những xí nghiệp đã quốc hữu hóa cho các chủ cũ, giảm trợ cập phúc lợi xã hội v.v...), ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.

Về đối ngoại, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhầm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.

Hà Lan xâm lược trở lại In-đô-nê-xi-a (11 - 1945), Pháp trở lại Đông Dương (9 - 1945) và Anh trở lại Mã Lai (9 - 1945)... Nhưng cuoius cùng, các nước thực dân Tây Âu đã thật bại, phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc ở những nước này.

Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh gay gắt giữa hai phe, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (gọi tắt theo tiếng Anh là NATO) do Mĩ lập ra (4 -1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tình hình châu Âu trở nên căng thẳng, các nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.

Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, bốn cường quốc Đồng minh là Liên Xô, Mĩ, Anh. Pháp đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành bốn khu vực chiếm đóng và kiểm soát. Trong sự đối đầu gay gắt giữa hai nước Liên Xô và Mĩ, các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp đã hợp nhất lại và thành lập  Nhà nước Công hòa Liên bang Đức (9 - 1949). Ở khu vực phía đông nước Đức, nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức thành lập (10 -1949). Mĩ, Anh, Pháp tích cự giúp đỡ Cộng hòa Liên bang Đức khôi phục và phát triển nhanh chóng. Từ những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức đã vươn lên đứng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa, sau Mĩ và Nhật Bản.

 Ngày 3 - 10 - 1990, Công hòa Dân chủ Đức đã sáp nhập vào Công hòa Liên bang Đức thành một nước Đức thống nhất. Ngày nay, nước Đức là một quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu.

- Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì ?

II - SỰ LIÊN KẾT KHU VỰC

Sau Chiến tranh thế giới hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. Khởi đầu là sự ra đời của "Công đồng tha - thép châu Âu" vào tháng 4 -1951 gồm sáu nước Pháp. CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Sau đó, tháng 3 - 1957, sáu nước trên lại cùng nhua thành lập "Cộng đồng năm lượng nguyên từ châu Âu", rồi "Công đồng kinh tế châu Âu".

Công đồng kinh tế châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EEC, ra đời nhằm hình thành "một thị trường chung" ("Thị trường chung châu Âu") để xóa bỏ dần hàng rào thuế quan giữa sáu nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông về nhân công và tư bản..., đồng thời, có một chính sách thống nhất trong lĩnh vực và giao thông...

Có nhiều nguyên nhân đưa tới những liên kết kinh tế trên :

Một là, sáu nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sử hợp tác phát triển là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.

Hai là, từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Các nước Tây Âu đứng riêng lẻ không thể đọ được với Mĩ, họ cần phải liên kết cùng nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoại khu vực.

Tháng 7 -1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EC).Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12 -1991 các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan), đánh dấu một mốc mang theo tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu.

Hội nghị đã thông qua hai quyết định quan trọng :

1. Xây dựng một thị trường nội địa châu Âu vơi một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Từ ngày 1 - 1-1999, đã phát hành đồng tiên chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô (EURO).

2. Xây dựng một liên minh chính btrij, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiền tài một nhà nước chung châu Âu.

Hình 21. Lược đồ các nước trong Liên minh châu Âu (năm 2004)

Với nhưng bước tiến của quá trình liên kết, hội nghị Ma - xtrích quyết định Cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EU)

Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Đến năm 1999, số nước thành viên của EU là 15 và đến năm 2004 là 25 nước.

- Hãy xác định trên bản đồ châu Âu sáu nước đầu tiên của EU.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hãy cho biết những mốc thới gian thành lập câc tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu.

2. Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau ?

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Lịch Sử 9

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Công Dân 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập 2

NXB Giáo Dục Việt Nam - Tiếng Anh 9 - Tập 2

Sinh Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 9 (Quyển 4)

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

toan-3-tap-hai-426

Toán 3 - Tập Hai

Sách Lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo

lich-su-va-dia-li-5-phan-lich-su-146

Lịch Sử và Địa Lí 5 (Phần Lịch Sử)

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

toanhinh-810

Toán_Hình

Sách Toán_Hình. Tổng 3 chương, 10 bài

giao-duc-cong-dan-820

Giáo Dục Công Dân

Sách GDCD. Tổng 2 phần 16 bài

dao-duc-4-2730

Đạo Đức 4

Sách Lớp 4 Cánh Diều

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.