Giai đoạn lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1945) đến nay tuy chỉ dài hơn nửa thế kỉ nhưng là một giai đoạn đã diễn ra với bao sự kiện to lớn, phức tạp và có những đảo lộn bất ngờ. Đặc điểm lớn hầu như bao trùm cả giai đoạn lịch sử này là thế giới chia thành hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai nước siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Hai siêu cường trong tình trạng đối đầu, Chiến tranh lạnh căng thẳng, quyết liệt. Trong giai đoạn này, mục tiêu đấu tranh của các lực lượng xã hội chủ nghĩa và các lực lượng cách mạng, dân chủ tiến bộ là hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
I - NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
1. Với những thắng lợi vang dội của Liên xô và các lực lượng cách mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài qua nhiều nước từ châu Âu tới châu Á và lna san khu vực Mĩ La-tinh. Trong nhiều thập niên của nửa thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế, có ảnh hưởng to lớn tới tiến trình phát triển của thế giới. Nhưng vi phạm ohair sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc và phản động, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Đó là một tổn thất nặng nề chưa từng thấy trong lịch sử phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh đã giành được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đó là sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), là sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Ngày nay, các nước Á - Phi - Mĩ La-tinh ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới. Sau khi giành được độc lập, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nước Á - Phi - Mĩ La-tinh đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN...
3. Sau khi phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế (một phần quan trọng là nhờ áp dụng những tiến bộ của cách mạng khoa học - kĩ thuật), tiêu biểu như các nước Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức. Nét nổi bật của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau năm 1945 là Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo triết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới nhưng Mĩ cũng phải chịu những thất bại nặng nề, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975). Cùng từ sau năm 1945, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, biểu hiện là sự ra đời của khối Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) hơn 40 năm qua - ngày nay Liên minh châu Âu (EU), Mĩ, EU và Nhật Bản đã trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
4. Về quan hệ quốc tế, sau năm 1945, là sự xác lập trật tự thế giới hai cực do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe và trong tình trạng đối đầu căng thẳng và đỉnh cao là Chiến tranh lạnh. Cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989). Về cơ bản, nguy cơ chiến tranh thế giới đã bị đẩy lùi, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và đối thoại.
5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX với những tiến bộ phi thường và nhiều thành tựu kì diệu. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa cực kì to lớn, là nhân tố có ỹ nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao không ngừng mức sống và chất lượng sống của con người. Hơn nữa, có thể nói việc khai thác và áp dụng những tiếng bộ của khoa học - kĩ thuật còn liên quan tới vận mệnh phát triển của đất nước như lịch sử đã từng chứng tỏ.
- Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
II - CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY
Dõi theo những sự kiện quan trọng đã diễn ra trong giai đoạn lịch sử thế giới từ sau năm 1945, có thể thấy sự tan rã của "trật tự hai cực" (1991) như một mốc đánh dấu cho sự phân kì của giai đoạn lịch sử này.
Giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến năm 1991 là giai đoạn thế giới phân đôi thành hai phe : xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ của trật tự thế giới hai cực Xô - Mĩ. Thế giới hầu như bị tác động và chịu sự chi phối bởi những nhân tố này.
Gia đoạn lịch sử từ sau năm 1991 đến nay - thường được gọi là sau Chiến tranh lạnh, là giai đoạn trật tự thế giới cũ đã tan rã và một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo chiều hướng trật tự thế giới đa cực, với nhiều trung tâm. Ngày nay, các cường quốc đang ra sức vươn lên, điều chỉnh các mối quan hệ theo hướng hòa hoãn, thảo hiệp giữa các nước lớn đẻ có một ưu thế trong trật tự thế giới mới. Đồng thời, dưới tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu như tất cả cá quốc gia đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng các quan hệ quốc tế để cùng hợp tác phát triển.
Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, tuy nguy cơ chiến tranh thế giới đã bị đẩy lùi, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực lại binđe doạn nghiêm trọng : xung đột quân sự, nội chiến kéo dài do những mâu thuẫn về sắc tộc, dân tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ. Ở nhiều nước, tình hình lại càng nghiêm trọng với những nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố và li khai.
Tuy nhiên, xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tại sao lại nói : "Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa thách thức đối với các dân tộc ?