Với diện tích rộng lớn và dân số đông nhất thế giới, Châu Á từ sau năm 1945 đã có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc. Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, các dân tộc châu Á đã giành lại được độc lập dân tộc và ngày nay đang ra sức xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội. Hai nước lớn ở Châu Á là Trung Quốc và ấn Độ ngày càng giữ vai trò quan trọng ở khu vực và trên thế giới.
I - TÌNH HÌNH CHUNG
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á đã chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-do-ne-si-a,... Sau đó, dường như suốt nửa thế kỷ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông). Các nước đế quốc cố duy trì ách thống trị của chúng, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng và ra sức ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực. Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào ly khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xta, hoặc ở Xri Lan - ca, Phi-líp-pin, In-do-ne-si-a…)
Tuy nhiên, cũng từ nhiều thập niên qua, một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-bo, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Từ sự phát triển nhanh chóng đó, nhiều người dự đoán rằng "Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á". Là nước lớn thứ hai châu Á, sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỷ người. Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn Độ là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi. Những thập niên, gần đây công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
- Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945.
II - TRUNG QUỐC
Trung Quốc là một nước lớn ở Châu Á và trên thế giới với diện tích rộng trên 9,5 triệu km² và dân số gần 1,3 người (2002).
1. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới ba năm (1946 - 1949) giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, tập đoàn Tưởng Giới Thạch cầm đầu quốc dân Đảng đã thua trận và phải rút chạy ra Đài Loan.
Chiều ngày 1 - 10 - 1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn người dân thủ đô Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn, Chủ tịch Mao trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử : kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang Châu Á.
- Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959)
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế và xã hội.
Từ năm 1950 Nhân dân Trung Hoa Bắc Tây vào khôi phục nền kinh tế, tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, xây dựng nền công nghiệp dân tộc, phát triển văn hóa, giáo dục….
Công cuộc khôi phục kinh tế đã hoàn thành thắng lợi.
Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 - 1957). Nhờ sự lao động bên mình của nhân dân và những giúp đỡ to lớn của Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã thu nhiều thành tựu đáng kể. Bộ mặt đất nước Trung Quốc thay đổi rõ rệt.
Trong 5 năm, 246 công trình đã được xây dựng và được đưa vào sản xuất; sản lượng công nghiệp tăng 140%, sản lượng nông nghiệp tăng 25% so với năm 1952.
Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. Địa vị quốc tế của Trung Quốc được khẳng định vững chắc.
- Hãy trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) của nhân dân Trung Quốc.
3. Đất nước trong thời kỳ biến động (1959-1978)
Từ năm 1959, đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng đầy biến động và kéo dài tới 20 năm (1959-1978). Sự kiện khởi đầu là việc đề ra đường lối "Ba ngọn cờ hồng"(1) với ý đồ nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Một trong "Ba ngọn cờ hồng" là phong trào "Đại nhảy vọt" - phát động toàn dân làm gang, thép với mục tiêu : nhanh chóng đưa sản lượng thép lên tới 10 triệu tấn và gang là 20 triệu tấn. Chỉ trong hai tháng 11 và 12 - 1958 cả nước đã xây dựng một triệu lò luyện thép loại nhỏ. Sau 4 tháng, 11 triệu tấn thép đã ra lò trong đó có nhiều triệu tấn chỉ là một đống phế liệu vì kiến chất lượng.
Nền kinh tế đất nước trở nên hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân điêu đứng, nạn đói xảy ra khắp nơi.
Sau đó, nền kinh tế gần được điều chỉnh và đã có một số chuyển biến, nhưng trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng và nhà nước Trung Quốc lãi xuất hiện những bất đồng về đường lối và tranh giành quyền lực hết sức gay gắt. Đỉnh cao của cuộc tranh giành quyền lực đó là cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản", được bắt đầu từ tháng 5 - 1966.
Cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản" đã gây nên tình trạng hỗn loạn trong cả nước và để lại những thảm họa nghiêm trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của đất nước và người dân Trung Quốc.
- Hãy nêu hậu quả và đường lối "Đa ngọn cờ hồng" và "Đại cách mạng văn hóa vô sản" đối với Trung Quốc thời kỳ này.
—-------------
"Ba ngọn cờ hồng" : 1. Đường lối chung, 2. Đại nhảy vọt, 3. Công xã nhân dân
4. Công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978 đến nay)
Từ tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước. Đường lối mới chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy nền kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
Sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm là 9,6% đạt giá trị 8.740,4 tỷ nhân dân tệ (đơn vị tiền tệ của Trung Quốc), đứng hàng thứ bảy thế giới. Với chính sách mở cửa, tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỷ USD (tăng gấp hơn 15 lần so với năm 1978 là 20,6 tỷ USD). Cũng tính đến năm 1997, có 145 ngàn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc và đã đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỷ USD. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt : từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tan từ 133,6 lên đến 20090,1 nhân dân tệ; ở thành phố, từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
Trên lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã lần lượt bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-do-ne-si-a, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các các nước trên thế giới. Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đó là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Trung Quốc.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay.
2. Trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỷ XXI.