1. Khai thác khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa nước ta là dầu mỏ và khí đốt. Nước ta đã khai thác được hơn một trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Hình 1. Khai thác dầu khí trên biển
Dầu khí khai thác ở nước ta được dùng để làm gì ?
Ngoài dầu khí, nước ta còn khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tin ở ven biển Khánh Hòa, Quảng Ninh ; sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Hình 2. Đường ống dẫn vào kho chứa dầu khí
2. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
Vùng biển nước ta rất giàu hải sản. Riêng cá cũng có tới hàng nghìn loài, trong đó có những loài cá ngon nổi tiếng như cá chim, cá thu, cá nhụ, cá hồng, cá song,... Biển nước ta có hàng chục loại tôm, trong đó có một số loại có giá trị như tôm hùm, tôm he,... Ngoài ra còn có nhiều loài hải sản quý khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương,...
Hoạt động đánh bắt hải sản diễn ra khắp vùng biển từ Bắc vào Nam. Những nơi đánh bắt nhiều hải sản nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. Tuy nhiên, do đanh bắt bừa bãi nên nhiều vùng biển ven bờ đã có nguy cơ cạn kiệt các loài hải sản.
Hình 3. Khai thác cá biển
Hình 4. Chế biến cá đông lạnh
Hình 5. Đóng gói cá đã chế biến
Hình 6. Chuyên chở sản phẩm
Hình 7. Đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu
- Quan sát các hình trên, nên thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
Bên cạnh việc đánh bắt, nhiều vùng ven biển còn nuôi các loại cá, tôn và các hải sản khác như đồi mồi, trai ngọc,...
Nước ta đang khai thác dầu khí ở vùng biển phía Nam. Dầu khí là mặ hàng sản xuất có giá trị, là nhiên liệu để sản xuất điện và là nguyên liệu tạo ra các sản phẩm khác.
Vùng biển nước ta có nhiều hải sản quý. Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản phát triển khắp các vùng biển. Nơi đánh bắt nhiều hải sản nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi tới Kiên Giang.