1. Trồng trọt trên đất dốc
- Quan sát hình 1. em hãy cho biết ruộng bậc thang thường được làm ở đâu (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng) ?
Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng lúa, ngô chè trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, họ còn trồng lanh để dệt vải và trồng rau, câu ăn quả xứ lạnh như đào, mận, lê,... Để trồng lúa nước trên đất dốc người dân xẻ sườn núi thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang.
Hình 1. Ruộng bậc thang ở Hoàng Liên Sơn
2. Nghề thủ công truyền thông
- Quan sát hình 2, em hãy :
+Kể tên một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
+ Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ?
Để phục vụ đời sống và sản xuất, người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nhiều nghề thủ công như : dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc,... tạo nên nhiều sản phẩm đẹp, có giá trị. Ngày nay, khách du lịch trong nước và quốc tế đến đây thường thích mua những mặt hàng thổ cẩm như : khăn, mũ, túi, tấm thảm,... vì chúng có hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền, đẹp.
Hình 2. Một số hàng thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn
3. Khai thác khoáng sản
Hoàng Liên Sơn có một số khoáng sản như : a-pa-tít, đồng, chì , kẽm,... Hiện nay, a-pa-tít là khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở vùng này và là nguyên liệu để sản xuất phân lân.
Hình 3. Quy trình sản xuất phân lân
Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Vì vậy, chúng ta phải biết khai thác và sử dụng khoáng sản một cách hợp lí.
Cuộc sống của người dân miền núi còn gắn với việc khai thác gỗ, mây, nứa và các lân sản quý khác như : măng, mộ nhĩ, nấm hương, quế, sa nhân,...
Nghề nông là nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Họ trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,... trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, ở đây còn các nghề thủ công (dệt, thêu, đan, rèn, đúc,...) và khai thác khoáng sản.