Năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Thăng Long. Tên nước Đại Việt được khôi phục như xưa. Trải qua các đời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, việc tổ chức quản lí đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497).
Hình 1. Cảnh triều đình vua Lê (tranh cổ)
Vua có uy quyền tuyệt đối. Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tếp là Tổng chỉ huy quân đối. Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức quan cao cấp nhất như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển. Giúp việc cho vua có các bộ và các viện.
- Tại sao nói vua có uy quyền tuyệt đối ?
Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức. Đây là bản đồ đầu tiên của nước ta.
Tuy vua Lê Thái Tổ đã chú ý đến việc định ra pháp luật, song phải đến đời vua Lê Thánh Tông, một bộ luật mới ra đời, có tên là Bộ luật Hồng Đức. Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta và có những điều tiến bộ. Nội dung cơ bản của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ ; bảo vệ chủ quyền quốc gia ; khuyến khích phát triển kinh tế ; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
- Nhà Hậu Lê, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông, đã làm gì để quản lí đấy nước ?
Hình 2. Tượng Lê Thánh Tông (Hà Nội)
Thời Hậu Lê, việc tổ chức quản lí đất nước rất chặt chẽ. Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và soạn Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội.