SGKVN

Bài giải SINH HỌC 12 - Bài 23: Ôn tập phần di truyền học | Giáo Dục Việt Nam

Bài 23: Ôn tập phần di truyền học - Bài giải SINH HỌC 12. Xem chi tiết nội dung bài Bài 23: Ôn tập phần di truyền học và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Bài giải SINH HỌC 12 | Giáo Dục Việt Nam

Bài 1 trang 102 SGK

Hãy điền các chú thích thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh hoạ quá trình di truyền ở mức độ phân tử:

Lời giải chi tiết

Bài 2 trang 102 SGK

Tại sao trong quá trình nhân đôi, mỗi mạch của phân tử ADN lại được tổng hợp theo một cách khác nhau?

Lời giải chi tiết

Trong quá trình nhân đôi ADN, mỗi mạch được tổng hợp theo 1 cách khác nhau:

- Mạch khuôn 3' - 5' được tổng hợp liên tục

- Mạch bổ sung 5' - 3' được tổng hợp gián đoạn

Có sự khác nhau này là vì enzyme ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' - 3', nên mạch khuôn được tổng hợp liên tục cùng chiều với chiều tháo xoắn ADN, còn mạch bổ sung phải tổng hợp ngược chiều với chiều tháo xoắn ADN, do đó mạch bổ sung phải tổng hợp từng đoạn một (đoạn okazaki) sau đó mới nối lại với nhau bằng enzim nối.

Bài 3 trang 102 SGK

Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị được nêu trong bài và cho biết đặc điểm của từng loại.

Lời giải chi tiết

Cách phân chia biến dị theo khả năng có thể di truyền hay không?

- Biến dị không di truyền (Thường biến): những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen do sự thay đổi của môi trường sống.

- Biến dị di truyền (Đột biến): những biến đổi trong vật chất di truyển.

+ Đột biến gen: những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.

+ Đột biến NST: những biến đổi trong cấu trúc NST, bao gồm:

      * Đột biến cấu trúc NST: thay đổi cấu trúc của NST, có 4 dạng: mất đoạn NST, lặp đoạn NST, đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.

      * Đột biến số lượng NST: Thay đổi số lượng NST trong tế bào, bao gồm

           - Lệch bội: thay đổi ở 1 số cặp

           - Đa bội: thay đổi ở tất cả các cặp, bao gồm:

                Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n...

                Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n...

Bài 4 trang 102 SGK

Cho một cây đậu Hà Lan có kiểu gen dị hợp tử với kiểu hình hoa đỏ tự thụ phấn. Ở đời sau, người ta lấy ngẫu nhiên 5 hạt đem gieo. Xác suất để cả 5 hạt cho ra cả 5 cây đều có hoa trắng là bao nhiêu? Xác suất để trong số 5 cây con có ít nhất có một cây hoa đỏ là bao nhiêu?

Phương pháp giải

Cơ thể dị hợp 1 cặp gen tự thụ phấn cho đời sau phân ly 3 trội : 1 lặn

Sử dụng công thức phần bù: có ít nhất 1 cây = 1 – không có cây nào

Lời giải chi tiết

P: Aa × Aa → 3A- : 1aa

- Xác suất lấy được 5 hạt khi gieo đều cho hoa trắng là (1/4)5

- Xác suất trong 5 hạt đó có ít nhất 1 hạt khi gieo cho cây hoa đỏ là 1 - (1/4)5

Bài 5 trang 102 SGK

Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra người con bị bệnh bạch tạng. Tỉ lệ người con bị bệnh bạch tạng thường chiếm khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này. Những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Hãy giải thích cơ sở di truyền học có thể có của hiện tượng này.

Phương pháp giải

Xác định gen gây bệnh là gen trội hay lặn, nằm trên NST thường hay giới tính.

Lời giải chi tiết

Ta thấy bố mẹ bình thường sinh con có 1/4 con bị bạch tạng, những người bị bạch tạng lấy nhau cho 100% con bị bạch tạng → gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST thường.

Quy ước gen : A – bình thường; a – bị bạch tạng

Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh : Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → 25% bị bạch tạng

+ Trong trường hợp bố mẹ bị bạch tạng mà sinh ra con bình thường: aa × aa → A- thì có thể giải thích là do đột biến gen làm gen a → A.

+ Hoặc alen gây bệnh bạch tạng ở mẹ thuộc một gen khác với gen gây bệnh bạch tạng ở bố. Do có sự tương tác 2 gen nên ở người con không gây bạch tạng mà có màu da bình thường.

Bài 6 trang 102 SGK

Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên NST thường?

Lời giải chi tiết

Gen lặn trên NST thường khó phát hiện hơn so với gen lặn trên NST X ở người là vì gen lặn trên NST thường chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi có cả hai alen lặn còn gen lặn trên NST X chỉ cần một alen lặn cũng đã biểu hiện ra kiểu hình ở nam giới nên sự phân ly kiểu hình ở 2 giới là khác nhau.

Bài 7 trang 102 SGK

Một quần thể khi nào thì được gọi là cân bằng di truyền (cân bằng Hacđi- Vanbec)?

Phương pháp giải

Xem lại Cấu trúc di truyền của quần thể

Lời giải chi tiết

Một quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi thỏa mãn công thức: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa =1.

Trong đó p là tần số alen A; q là tần số alen a và p + q = 1

Trong một quần thể lớn, ngẫu phối nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ ở trạng thái cân bằng và được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài 8 trang 102 SGK

Để tạo giống vi sinh vật, người ta hay dùng biên pháp gì? Giải thích.

Lời giải chi tiết

Để tạo giống vi sinh vật người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến vì:

- Các đột biến đều được biểu hiện ngay (vì hệ gen của VSV đơn bội).

- Thời gian thế hệ ngắn (sinh trưởng và sinh sản nhanh).

Bài 9 trang 102 SGK

Những người có bộ NST: 44 NST thường + XXY hoặc 44 NST thường + XXXY đều là nam giới. Những người có bộ NST với 44 NST thường + X hoặc 44 NST thường + XXX đều là nữ giới. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?

Lời giải chi tiết

Từ những người có bộ NST bất thường này ta có thể rút ra kết luận là nhiễm sắc thể Y ở người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quy định nam tính. Nếu có nhiễm sắc thể Y thì hợp tử sẽ phát triển thành con trai còn không có Y thì hợp tử phát triển thành con gái.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Bài giải SINH HỌC 12

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

ngu-van-8-tap-2-934

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

hoat-dong-trai-nghiem-2-305

Hoạt Động Trải Nghiệm 2

Sách Lớp 2 Cánh Diều

lich-su-va-dia-li-6-81

Lịch Sử Và Địa Lí 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

dao-duc-5-1633

Đạo Đức 5

NXB Kết nối tri thức - Đạo đức 5

giao-duc-the-chat-8-944

Giáo Dục Thể Chất 8

Sách Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.