SGKVN

Bài giải SINH HỌC 12 - Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học | Giáo Dục Việt Nam

Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học - Bài giải SINH HỌC 12. Xem chi tiết nội dung bài Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Bài giải SINH HỌC 12 | Giáo Dục Việt Nam

A. Tiến hóa

Bài 1 trang 212 SGK

Tiến hoá nhỏ là gì?

Phương pháp giải

Xem lại Khái niệm tiến hóa nhỏ

Lời giải chi tiết

Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể). Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.

Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc nào xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện. Như vậy, quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá và quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

Bài 2 trang 212 SGK

Giải thích sơ đồ (hình 47.1) bằng cách điền các từ thích hợp vào bên cạnh các mũi tên.

Phương pháp giải

Xem lại Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Lời giải chi tiết

- Đột biến phát sinh tạo nguồn biến dị sơ cấp để rồi qua sinh sản hữu tính tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp mang các kiểu gen khác nhau ở đời sau. Các kiểu gen trong những môi trường cụ thể sẽ cho ra những kiểu hình khác nhau.

- Các cá thể với các kiểu hình khác nhau chịu sự tác động của CLTN, dẫn đến hoặc là sống sót được (những cá thể có kiểu hình thích nghi) hoặc không sống sót hay khả năng sinh sản kém (những cá thể có kiểu hình không thích nghi).

Bài 3 trang 212 SGK

Những nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen của quần thể? Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất và chậm nhất? Nhân tố tiến hoá nào quy định chiều hướng tiến hoá?

Phương pháp giải

Xem lại Các nhân tố tiến hóa

Lời giải chi tiết

- Các nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể là: đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau.

- Ví dụ, nếu quần thể có kích thước nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên lại đóng vai trò chính trong việc làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Thậm chí một gen có lợi cũng có thể nhanh chóng bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể.

+ CLTN cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng nếu áp lực CLTN chống lại các alen trội. 

+ Trong các nhân tố tiến hoá thì đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm nhất. Vì tần số đột biến nhìn chung trong tự nhiên chỉ vào khoảng từ 10-6 đến 10-4.

- CLTN là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá, là nhân tố trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi.

Bài 4 trang 213 SGK

Giải thích sơ đồ (hình 47.2).

Phương pháp giải

Đây là sơ đồ về quá trình hình thành loài

Lời giải chi tiết

- Từ đầu hai quần thể còn có thể trao đổi vốn gen cho nhau (sự cách li chưa hoàn toàn) thì vẫn chỉ là hai quần thể của một loài. Lâu dần sự trao đổi vốn gen giữa hai quần thế giảm dần (sự cách li giữa hai quần thể ngày một được tăng cường) thì các quần thể này tích luỹ những khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen dẫn đến hình thành nên các chủng địa lí.

- Nếu sự trao đổi vốn gen giữa các chủng ngày một giảm dần thì sự khác biệt giữa các chủng có thể càng lớn và hai quần thể ban đầu có thể trở thành hai loài phụ (các cá thể vẫn có thể giao phối được với nhau và sinh ra đời con hữu thụ nhưng sự giao phối giữa các loài phụ như vậy rất ít xảy ra).

- Khi sự trao đổi vốn gen giữa các loài phụ hoàn toàn không xảy ra, điều này có nghĩa là giữa chúng đã có sự cách li sinh sản hoàn toàn thì hai loài phụ sẽ trở thành hai loài khác nhau.

Bài 5 trang 213 SGK

Nêu các điểm khác biệt giữa quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí với quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.

Phương pháp giải

Xét các yếu tố cách li, tốc độ hình thành loài và đối tượng thường xảy ra.

Lời giải chi tiết

Hình thành loài bằng cách ly địa lý Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa
Khác khu vực địa lý Cùng khu vực địa lý
Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như núi, sông, biển, … ngăn cản các cá thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. Lai xa giữa các loài tạo con lai bất thụ sau đó lưỡng bội hóa tạo con lai song nhị bội thể hữu thụ
Thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp Nhanh chóng tạo ra loài mới mà không qua các dạng trung gian
Xảy ra với các loài có khả năng phát tán mạnh Đối với thực vật

Bài 6 trang 213 SGK

Tiến hoá văn hoá là gì? Loài người ngày nay còn chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá sinh học hay không? Giải thích.

Phương pháp giải

Xem lại Sự phát sinh loài người

Lời giải chi tiết

- Sau khi được hình thành, loài người hiện nay với những đặc điểm nổi bật với bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ,... con người đã có được khả năng tiến hoá văn hoá.

-  Trong vài thế kỉ qua, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thông qua quá trình học tập và trong đời sống, con người đã được cải thiện chưa từng thấy, tuổi thọ được gia tăng đáng kể từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không cần có những biến đổi thích nghi nào về mặt thể chất (tiến hoá sinh học).

- Dù vậy, con người ngày nay vẫn còn chịu sự tác động của tiến hoá sinh học. Vì trong điều kiện không có nhiều thay đổi thì tiến hoá nhỏ vẫn xảy ra đối với mọi sinh vật.

B. Sinh thái học

Bài 1 trang 214 SGK

Hãy giải thích các khái niệm đưa ra trong các ô của hình 47.3, giải thích sơ đồ theo chiều mũi tên.

Lời giải chi tiết

* Các khái niệm:

- Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

     + Nhân tố vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

     + Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh, trong đó nhân tố con người có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật.

- Các cấp tổ chức sống cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

- Loài: là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản với các nhóm quần thể khác.

- Quần thể: là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.

- Quần xã là một tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định.

* Giải thích sơ đồ:

- Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ tổ chức sống.

- Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên quần thể với các đặc trưng: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi,… và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.

- Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.

Bài 2 trang 214 SGK

Trả lời các câu hỏi theo gợi ý trong bảng 47.

Bảng 47. Những nội dung cơ bản về quần thể, quần xã và hệ sinh thái

  Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm Thế nào là một quần thể sinh vật? Thế nào là một quần xã sinh vật? Hệ sinh thái là gì?
Đặc điểm

- Quần thể đạt được mức độ cân bằng về số lượng cá thể khi các yếu tố sức sinh sản, mức độ tử vong, phát tán có quan hệ với nhau như thế nào?

- Vì sao quần thể không tăng trưởng theo đường cong lý thuyết?

Hãy nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã và các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.

- Hệ sinh thái bao gồm các thành phần cấu trúc nào?

- Trên Trái Đất có các kiểu hệ sinh thái nào là chủ yếu?

- Em hiểu như thế nào là sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

Lời giải chi tiết

  Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới. Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau. Bao gồm quần xã và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Đặc điểm

- Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể được điều chỉnh ở mức cân bằng phù hợp với điều kiện môi trường sống khi mức sinh sản bằng mức tử vong cộng với phát tán.

- Quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng lí thuyết do:Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn và điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...).

- Gồm các đặc trưng về phân loại loài và phân bố cá thể trong không gian.

- Các mỗi quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hợp tác, hội sinh) và các mỗi quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh…)

- Có 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

- Các kiểu hệ sinh thái: Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn và dưới nước) và hệ sinh thái nhân tạo.

- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là sử dụng vừa phải, không khai thác quá mức đồng thời cải tạo tài nguyên thiên nhiên và tìm thay thế các nguồn tài nguyên khác.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Bài giải SINH HỌC 12

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

toan-4-tap-2-1574

Toán 4 - Tập 2

NXB Kết nối tri thức với cuộc sống - Toán 4 (Tập 2)

hoat-dong-trai-nghiem-3-1082

Hoạt Động Trải Nghiệm 3

Sách Lớp 3 Kết Nối Tri Thức

dia-ly-12-nang-cao-622

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

hoat-dong-trai-nghiem-7-902

Hoạt Động Trải Nghiệm 7

Sách Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

ngu-van-12-tap-hai-594

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.