SGKVN

Khoa Học Tự Nhiên 6 - Bài 14. PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG | Cánh Diều

Bài 14. PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG - Khoa Học Tự Nhiên 6. Xem chi tiết nội dung bài Bài 14. PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Khoa Học Tự Nhiên 6 | Cánh Diều

Trang 84

Học xong bài học này, em có thể:

• Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.

• Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới.

• Dựa vào sơ đó, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

• Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.

• Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.

Ai biết nhiều hơn?

Chúng ta hãy cùng kể tên các sinh vật có ở địa phương mình nhé!

Cá chép

?

I. VÌ SAO CẦN PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG?

Trên Trái Đất có rất nhiều sinh vật khác nhau. Để nghiên cứu các sinh vật một cách dễ dàng và có hệ thống, các nhà khoa học đã phân chia thế giới sống thành các nhóm lớn và các nhóm nhỏ hơn dựa vào các đặc điểm chung của mỗi nhóm.

Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi. Ví dụ, nhóm người cổ đại có tên là Homo habilis được cho là có mối quan hệ họ hàng với người hiện đại có tên là Homo sapiens (hình 14.1 và 14.2).

Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào?

Hình 14.1. Người cổ đại (Homo habilis)

Hình 14.2. Người hiện đại (Homo sapiens)

Trang 85

II. THẾ GIỚI SỐNG ĐƯỢC CHIA THÀNH CÁC GIỚI

Giới là bậc phân loại cao nhất của thế giới sống, bao gồm các sinh vật có chung những đặc điểm về cấu trúc tế bào, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản. Có nhiều cách phân chia khác nhau, theo Uýt-ti-cơ (R. Whittaker, 1969), thế giới sống được chia thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

Thực vật

Năm

Động vật

Nguyên sinh

Khởi sinh

Hình 14.3. Sơ đồ 5 giới của thế giới sống

THỰC VẬT

Hướng dương

Dương xỉ

Sen

Rêu

Thông

NẤM

Nâm sò

Nấm bụng dê

ĐỘNG VẬT

Voi

Rùa

Chim

Mực

Chuồn

Ếch

 

NGUYÊN SINH

 Trùng roi             Trùng biến hình               Tảo lục đơn bào           Trùng giày

Rong

KHỞI SINH

Vi khuẩn lam                                             Vi khuẩn

Hình 14.4. Một số sinh vật thuộc 5 giới

Hãy quan sát hình 14.4 và kể tên các sinh vật mà em biết trong mỗi giới theo gợi ý trong bảng 14.1.

Bảng 14.1

Tên giới Tên sinh vật
Khởi sinh Vi khuẩn,...
Nguyên sinh ?
Năm ?
Động vật ?

Trang 86

?

1. Quan sát hình 14.5 và cho biết các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao.

2. Gọi tên các bậc phân loại của cây hoa li và con hổ đông dương.

Thế giới sống được phân chia theo các bậc phân loại

Thực vật Giới Động vật
Hạt kín Ngành Dây sống
Một lá mầm Lớp Động vật có vú (Thú)
Hành Bộ Ăn thịt
Bách hợp Họ Mèo
Loa kèn Chi (Giống) Báo
Hoa li Loài Hồ đông dương

Hình 14.5. Các bậc phân loại thế giới sống

Tìm hiểu thêm

Tra cứu tài liệu về bậc phân loại từ thấp đến cao của một sinh vật mà em yêu thích.

III. SỰ ĐA DẠNG VỀ SỐ LƯỢNG LOÀI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT

?

Kể tên một số loài mà em biết.

Cho đến nay, các nhà khoa học chưa biết chính xác có bao nhiêu loài trên Trái Đất. Theo ước tính có khoảng trên 10 triệu loài, tuy vậy nhiều nhà khoa học cho rằng số lượng loài có thể lớn hơn.

Môi trường sống của sinh vật rất đa dạng như môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và sinh vật này có thể là môi trường sống của sinh vật khác. Môi trường sống của sinh vật có thể là nơi có khí hậu khô, nóng hoặc nơi có khí hậu lạnh,...

Trang 87

Hình 14.6. Môi trường sống trên cạn: Rừng nhiệt đới có sự đa dạng về số lượng loài cao.

Hình 14.7. Môi trường sống dưới nước Rạn san hô được coi là nơi có sự đa dạng về số lượng loài cao nhất ở biển.

Hình 14.8. Môi trường sống nơi có khí hậu khô, nóng: Sa mạc có sự đa dạng về số lượng loài thấp

Hình 14.9. Môi trường sống nơi có khí hậu lạnh: Vùng cực có sự đa dạng về số lượng loài thấn

Tìm hiểu thêm

Làm bộ sưu tập ảnh về sự đa dạng loài theo môi trường sống của sinh vật ở nơi em sống.

Em có biết

Trong một gam đất có thể có từ nhiều triệu cho đến nhiều tỉ vi khuẩn, nấm và sinh vật đơn bào. Môi trường đất là nơi trú ẩn của nhiều động vật nhằm tránh khí hậu quá nóng của mùa hè, hoặc quá lạnh của mùa đông và là nơi trốn tránh kẻ thù ăn thịt.

Sóc đất đào hang sống trong lòng đất vùng sa mạc

Nhận xét về mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau theo gợi ý trong bảng 14.2.

Bảng 14.2

Môi trường sống Tên sinh vật Mức độ đa dạng số lượng loài
Rừng nhiệt đới ? ?
Sa mạc ? ?

Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em (ví dụ: rừng, ao,...) và lấy ví dụ các sinh vật sống trong mỗi môi trường đó.

IV. SINH VẬT ĐƯỢC GỌI TÊN NHƯ THẾ NÀO?

Sinh vật có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau ở các địa phương. Để thống nhất tên gọi chung trên toàn thế giới, các nhà khoa học đưa ra cách gọi tên khoa học cho mỗi loài. Do vậy, mỗi sinh vật có hai cách gọi tên là tên địa phương và tên khoa học.

Lấy ví dụ về cây hoặc con vật có những tên địa phương khác nhau mà em biết.

Trang 88

Tìm hiểu thêm

Hãy tìm tên khoa học của cây hoặc con vật mà em yêu thích.

Hình 14.10. Cây táo là tên địa phương còn tên khoa học là Ziziphus mauritiana.

Hình 14.11. Con mèo rừng là tên địa phương còn tên khoa học là Prionailurus bengalensis.

Em có biết

Ai đã đưa ra cách gọi tên khoa học của sinh vật?

Vào năm 1753, nhà sinh vật học Các Lin-nê-ớt (Carl Linnaeus) dựa vào quan sát nhiều sinh vật đã đưa ra cách gọi tên khoa học của sinh vật.

Tên khoa học của mỗi sinh vật gồm hai phần. Ví dụ, tên khoa học của loài hổ là Panthera tigris, trong đó Panthera là tên chi (giống). Tên khoa học của loài bưởi là Citrus maxima, trong đó Citrus là tên chi.

Các Lin-nê-ớt (1707-1778)

Tìm hiểu thêm

Hình sau mô tả ba động vật: chuồn chuồn, dơi và đại bàng. Chúng đều có cánh và biết bay nhưng chúng lại được xếp vào 3 lớp động vật khác nhau. Em hãy tìm hiểu xem đó là những lớp động vật nào.

 

• Thế giới sống rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống.

• Phân loại thế giới sống thành các nhóm khác nhau giúp cho việc xác định tên và quan hệ họ hàng giữa các sinh vật được dễ dàng hơn.

• Thế giới sống được chia thành nhiều giới. Nhà khoa học Uýt-ti-cơ (1969) chia thế giới sống thành năm giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.

• Thế giới sống được phân loại theo các bậc phân loại từ thấp lên cao: loài, chi (giống), họ, bộ, lớp, ngành, giới.

• Mỗi sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Khoa Học Tự Nhiên 6

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Công Nghệ 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Khoa Học Tự Nhiên 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Mĩ Thuật 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 1

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Tin Học 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Gợi ý cho bạn

ngu-van-6-tap-1-83

Ngữ Văn 6 - Tập 1

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

ngu-van-6-tap-1-126

Ngữ Văn 6 - Tập 1

Sách Cánh Diều Lớp 6

toan-6-tap-2-131

Toán 6 - Tập 2

Sách Cánh Diều Lớp 6

toan-9-tap-1-980

Toán 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 Kết Nối Tri Thức

hinh-hoc-12-nang-cao-751

Hình Học 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.