Trang 30
Học xong bài học này, em có thể:
• Nêu được sự đa dạng của chất.
• Trình bày được đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
• Đưa ra được một số ví dụ về đặc điểm cơ bản ba thế của chất.
Chúng ta có thể dễ dàng đi lại trong không khí, có thể lội được trong nước nhưng không thể đi xuyên qua một bức tường. Em có biết vì sao không?
I. CHẤT Ở XUNG QUANH TA
Sắp xếp những vật thể trong hình 5.1 theo nhóm: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống, vật sống. |
Xung quanh em có rất nhiều vật thể khác nhau. Có những vật thể rất lớn như Mặt Trăng. Mặt Trời, các ngôi sao..... có những vật thể lại rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được như vi khuẩn,... Có những vật thể có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên) như đất, nước, có cây, con người,...; có những vật thể do con người tạo ra (vật thể nhân tạo) như quần áo, sách vở, nhà cửa, các phương tiện đi lại....
a) Bình chứa khí oxygen (oxi)
b) Bút chì
c) Con gà
d) Vi khuẩn
e) Nước
g) Bắp ngô
Hình 5.1. Một số vật thể xung quanh ta
Mọi vật thể đều do chất tạo nên. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. Ví dụ: thân bút chì làm bằng gỗ (chứa chất cellulose là chính), ruột bút chỉ làm từ than chi (carbon).
Trang 31
Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên. Ví dụ: trong hạt gạo có chứa một số chất như tinh bột, chất đạm (protein), nước,...; rượu uống, cồn chứa chủ yếu chất ethanol và nước. Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau, như nước có trong đất, trong động vật, thực vật,...
1. Hãy kể tên một số chất có trong: - Nước biển - Bắp ngô - Bình chứa khí oxygen 2. Hãy kể tên các vật thể chứa một trong những chất sau: - Sắt - Tinh bột - Đường |
Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất? 1. Dây dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa). 2. Chiếc ấm được làm bằng nhôm. 3. Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước. 4. Thân cây bạch đàn có nhiều cellulose, dùng để sản xuất giấy. |
II. BA THỂ CỦA CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG
Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí. Người ta có thể phân loại chất dựa vào thể của nó. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn được gọi là chất rắn, chất ở thể lỏng được gọi là chất lỏng, chất ở thể khí được gọi là chất khí. Canh Dieu
1. Chất rắn
Chất rắn có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
? Kể tên một số chất rắn, chất lỏng, chất khí mà em biết.
Em hãy kể tên một số chất rắn được dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu, đường. |
2. Chất lỏng
Chất lỏng có khối lượng và thể tích xác định. Chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó. Chất lỏng dễ chảy.
Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau? |
Trang 32
3. Chất khí
Vì sao phải giữ chất khí trong bình kín? |
Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định. Chất khí có thể lan toả theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa nó.
Tìm hiểu thêm Chất rắn có thể bị cắt thành những phần nhỏ hơn. Chất lỏng không dễ nén. Chất khí dễ nén. Ngoài ra, chất rắn, chất lỏng, chất khí còn có những đặc điểm nào khác? |
Tìm hiểu những chất quanh em để hoàn thành bảng theo gợi ý sau:
Bảng 5.1
Chất | Thể | Đặc điểm nhận biết (về thể) | Ví dụ vật thể chứa chất đó |
Sắt | Rắn | Có hình dạng và thể tích xác định | Chiếc đinh sắt |
? | ? | ? | ? |
Em có biết
Mọi chất đều được tạo nên từ những "hạt" vô cùng nhỏ. Sự sắp xếp các "hạt" này trong chất rắn, chất lỏng, chất khí là khác nhau. Đó chính là nguyên nhân làm cho chất rắn, chất lỏng và chất khí có những đặc điểm khác nhau.
Trong chất khí, các "hạt" ở cách xa nhau và có thể chuyển động tự do. Giữa chúng còn rất nhiều khoảng trống. | Trong chất lỏng, các "hạt" ở gần nhau hơn, chúng có thể đổi vị trí cho nhau nhưng không chuyển động tự do như trong chất khí. | Trong chất rắn, các "hạt" được sắp xếp chặt chẽ, khiến chúng không thể chuyển động tự do. |
• Chất ở xung quanh ta. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
• Ba thể cơ bản của chất là thể rắn, thể lỏng, thể khí.
• Chất rắn, chất lỏng, chất khí có những đặc điểm khác nhau.
- Chất rắn có hình dạng và thể tích xác định.
- Chất lỏng dễ chảy, có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.
- Chất khí dễ lan toả, không có hình dạng và thể tích xác định.