(Trang 56)
SỐNG AN TOÀN, LÀNH MẠNH
- Giao lưu với khách mời về những việc cần làm để rèn luyện sức khoẻ thể chất và tinh thần.
- Lắng nghe những câu chuyện cảnh báo xâm hại trẻ em.
HÀNH VI XÂM HẠI THÂN THỂ
1. Chia sẻ trải nghiệm của bản thân về nguy cơ bị xâm hại thân thể và cách phòng tránh
– Chia sẻ về những tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể:
Khi ở nhà một mình | Khi đi chơi nơi công cộng | Khi tan học, người thân chưa đón kịp | ... |
− Thảo luận về cách phòng tránh bị xâm hại thân thể.
(Trang 57)
2. Sắm vai ứng xử trong tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể
Mỗi nhóm nhận một tình huống và thảo luận về cách ứng xử trong tình huống đó:
Tình huống 1 | Tình huống 2 |
Một người hàng xóm nghi ngờ bạn Tiến ném đá làm vỡ ô kính cửa sổ nhà mình. Ông ta giận dữ sang nhà đòi đánh Tiến. Nếu là Tiến, em sẽ ứng xử như thế nào? | Bình có xích mích với một bạn trong lớp. Tan học, Bình bị anh trai của bạn đó chặn ở cổng trường và hăm doạ đòi đánh. Nếu là Bình, em sẽ ứng xử như thế nào? |
- Sắm vai thực hành cách ứng xử trong tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể.
Trao đổi với người thân về ứng phó khi gặp các tình huống xâm hại thân thể trẻ em.
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
Trình diễn tiểu phẩm về xâm hại thân thể
- Thảo luận để xây dựng tiểu phẩm về xâm hại thân thể và trình diễn theo nhóm.
Do nhà nghèo nên sau giờ học, Dũng phải đi phục vụ quán ăn. Hôm nay, trong lúc bê bát đĩa đi rửa, Dũng trượt chân suýt ngã và làm vỡ một chiếc đĩa. Nghe tiếng rơi vỡ, chủ quán hùng hổ cầm gậy chạy ra định đánh Dũng.
- Nhận xét về cách xử lí tình huống xâm hại thân thể trong các tiểu phẩm.
Cùng người thân tìm hiểu thông tin, số liệu về tình trạng xâm hại thân thể trẻ em ở Việt Nam và thế giới.