HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Nghe nhận xét, đánh giá kết quả làm bài.
2. Thảo luận để phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài kiểm tra, rút kinh nghiệm về cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
3. Xây dựng một dàn ý chi tiết cho đề tự luận.
4. Từng cá nhân đọc lại bài kiểm tra và sửa chữa các lỗi.
5. Gợi ý làm bài
a) Đáp án phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | B | A | C | D | D | D | D | C | D | B | B |
b) Gợi ý nội dung phần tự luận
Câu 2 (đề 1)
– Các tình huống độc đáo của truyện :
+ Nhân vật Tràng trong truyện là một thanh niên làm nghề kéo xe, nghèo khổ, thô kệch bỗng nhiên “nhặt” được vợ một cách dễ dàng, nhanh chóng, ở ngay giữa đường giữa chợ, nhờ mấy bát bánh đúc.
+ Tràng lấy vợ trong một tình huống éo le, vui buồn lẫn lộn và trong hoàn cảnh nuôi mình và mẹ già đã rất khó khăn, nay lại phải thêm một miệng ăn nữa.
+ Hạnh phúc của đôi vợ chồng mới lấy nhau, của gia đình bà cụ Tứ diễn ra trong tình cảnh thê thảm của nạn đói năm 1945.
– Ý nghĩa của việc xây dựng tình huống truyện :
+ Lên án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã đẩy con người đến cảnh sống éo le, cùng cực.
+ Nói lên khát vọng của con người cho dù bị đẩy vào tình huống bi đát, phải sống trong sự đe doạ của cái chết vẫn khao khát tình thương, khao khát có một gia đình êm ấm, luôn hướng về sự sống và hi vọng ở tương lai.
+ Tạo hoàn cảnh để các nhân vật bộc lộ tính cách của mình.
Câu 2 (đề 2)
Bài làm nên có một số ý chính sau đây :
– Giải thích và chứng minh tính đúng đắn của ý kiến : “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được : thời gian, lời nói và cơ hội.”
– Nêu bài học rút ra từ câu nói :
+ Không nên lãng phí thời gian, “việc hôm nay chớ để đến ngày mai”.
+ Cần cẩn trọng, suy nghĩ chín chắn trước khi nói.
+ Khi thời cơ đến, phải biết nắm lấy, không nên bỏ lỡ.