(trang 24)
1. Mở đầu
a) Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được kĩ thuật chạy đà kết hợp với giậm nhảy.
- Tích cực, chủ động hoàn thành lượng vận động của bài tập.
- Sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm học tập với các bạn.
b) Khởi động
- Khởi động chung: Chạy chậm theo vòng tròn, xoay các khớp, tại chỗ đá lăng chân trước, sau.
- Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ cự li 10 – 15 m; chạy 3 – 5 bước, phối hợp giậm nhảy đá lăng, rơi xuống bằng chân giậm, thực hiện 3 – 5 lần, chạy 3 – 5 bước giậm nhảy đá lăng liên tục trên đường thẳng với cự li 10 – 15 m thực hiện 2 lần.
- Trò chơi hỗ trợ khởi động: Vòng tròn tốc độ
Hình 1. Trò chơi Vòng tròn tốc độ
Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một vòng tròn có đường kính 5 – 6 m. Bạn đội trưởng đứng ở tâm vòng tròn, tay cầm một quả bóng chuyền (Hình 1).
Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, bạn đội trưởng lần lượt chuyền và nhận bóng với từng thành viên của đội mình (nếu bóng rơi, nhặt bóng và tiếp tục thực hiện). Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.
(trang 25)
2. Kiến thức mới
a) Cách xác định hướng chạy đà, điểm giậm nhảy và cách đo đà
Hướng và góc độ đường chạy đà
- Hướng chạy đà được xác định căn cứ vào chân giậm nhảy. Giậm nhảy bằng chân trái, chạy đà từ bên phải xả (theo chiều nhìn vào xà); giậm nhảy bằng chân phải, chạy đà từ bên trái xà (Hình 2).
Hình 2. Hướng và góc độ đường chạy đà
- Góc độ đường chạy đà: Chếch với xà khoảng 25° – 40°.
Điểm giậm nhảy
- Giậm nhảy được thực hiện tại điểm ngang với 1/3 chiều dài của xà (từ cột xà bên hướng chạy đà), cách xà khoảng một cánh tay.
- Cách xác định điểm giậm nhảy: Đứng thẳng (ở vị trí ngang với 1/3 chiều dài của xà), hướng mặt theo hướng chạy đà, vai vuông góc với xà, tay cùng bên chân giậm đưa sang ngang, bàn tay chạm xà (Hình 3).
Hình 3. Xác định điểm giậm nhảy
Đo đà
Từ điểm giậm nhảy, đi ngược hướng chạy đà với số bước gấp đôi số bước chạy đà đã lựa chọn; đường chạy đà thường có chiều dài 7 – 11 bước chạy (mỗi bước chạy đà tương đương hai bước đi thường), số bước chạy đà thường là số lẻ (7, 9, 11 bước).
b) Kĩ thuật chạy đà kết hợp với giậm nhảy
Chạy đà nhằm tạo ra tốc độ để thực hiện có hiệu quả giai đoạn giậm nhảy và trên không. Giai đoạn chạy đà gồm hai phần: Các bước đà thường và ba bước đà cuối.
- Tư thế chuẩn bị chạy đà (với bước đã là số lẻ): Đứng chân trước chân sau, chân lãng đặt trước, gối hơi khuỵu, tiếp đất bằng cả bàn chân, chân giậm nhảy đặt sau, tiếp đất bằng nửa trước bàn chân, cách gót chân trước 15 – 20 cm. Thần trên hơi ngã ra trước, hai tay thả lỏng tự nhiên.
- Thực hiện:
+ Tốc độ chạy đã tăng dần cho đến bước cuối, phần đầu của giai đoạn chạy đà, các bước chạy được thực hiện giống kĩ thuật chạy tăng tốc độ.
(trang 26)
Hình 4. Ba bước chạy đà cuối
+ Ba bước đà cuối, chân trước tiếp đất bằng gót (sau đó chuyển nhanh thành cả bàn), trọng tâm cơ thể thấp dần nhằm chuẩn bị thực hiện giai đoạn giậm nhảy.
Bước thứ nhất: Đưa nhanh chân giậm nhảy ra trước, bước chạy dài hơn so với bước trước đó (Hình 4a).
Bước thứ hai: Đưa nhanh chân lăng ra trước, bước chạy có độ dài lớn nhất trong ba bước cuối (Hình 4b).
Bước thứ ba (đặt chân giậm nhảy): Đây là bước chạy có độ dài ngắn nhất trong ba bước cuối, chân giậm nhảy và hông cùng bên vươn nhanh ra trước, thân trên đồng thời ngả ra sau để đặt gót chân vào điểm giậm nhảy (Hình 4c) và thực hiện giậm nhảy.
3. Luyện tập
a) Luyện tập cá nhân
- Xác định hướng và góc độ chạy đà, điểm giậm nhảy; thực hiện cách đo đà.
- Chạy đà 1 – 3 bước, 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng, rơi xuống bằng nửa phía trước bàn chân giậm, thực hiện 5 – 7 lần.
b) Luyện tập nhóm
Hình 5. Chạy đà kết hợp với giậm nhảy đá lang qua xà thấp
Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập:
- Chạy toàn đà phối hợp giậm nhảy đá lăng (không qua xà) để xác định số bước chạy đà phù hợp.
- Chạy 5 – 3 bước đà (hướng chạy đà vuông góc với xà), phối hợp giậm nhảy đá lăng thẳng chân qua xà thấp (30 – 40 cm), rơi xuống đệm bằng chân giậm, thực hiện 3 – 5 lần (Hình 5).
(trang 27)
- Chạy 3 – 5 bước, 5 – 7 bước đà (hướng chạy đà chếch 25° – 40° so với xà), giậm nhảy đá chân lăng cao ngang xà (xà đặt cao 0,9 – 1,2 m), rơi xuống bằng chân giậm, thực hiện 3 – 5 lần.
c) Hướng dẫn đánh giá kết quả luyện tập
Tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn qua các nội dung sau:
- Mức độ thực hiện được kĩ thuật chạy đà kết hợp với giậm nhảy.
- Điểm giậm nhảy so với xà.
- Hướng chạy đà, số bước và nhịp điệu chạy đà.
- Tư thế, nhịp điệu thực hiện ba bước cuối.
d) Trò chơi phát triển sức mạnh
Bật nhảy bằng hai chân qua rào
Hình 6. Trò chơi Bật nhảy bằng hai chân qua rào
- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc và sau vạch xuất phát.
- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội bật nhảy bằng hai chân qua rào (khoảng cách giữ các rào chỉ bật nhảy một lần), khi vượt qua rào cuối, chạy quay về theo đường thẳng và đứng cuối hàng (Hình 6). Bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn thực hiện trước đã trở về vạch xuất phát. Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.
4. Vận dụng
- Em hãy vận dụng các bài tập nhảy lò cò bằng chân giậm nhảy để rèn luyện sức mạnh và tốc độ giậm nhảy.
- Em hãy vận dụng bài tập “Tại chỗ bật nhảy tách chụm chân”, “Tại chỗ bật nhảy đổi chân trước, sau” để rèn luyện sự linh hoạt của chân.
- Trong thi đấu nhảy cao có thể thực hiện động tác giậm nhảy đồng thời bằng hai chân được không? Vì sao?