SGKVN

Khoa Học Tự nhiên 8 - Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm - Khoa Học Tự nhiên 8. Xem chi tiết nội dung bài Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Khoa Học Tự nhiên 8 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 6)

MỤC TIÊU

  • Nhận biết được một số dụng cụ, hoá chất và nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn.
  • Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

Trong thực hành, học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công và an toàn?

I - Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Nhận biết hoá chất

Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa,... và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản.... Các dung dịch hoá chất được pha sẵn cần có nhãn ghi nồng độ của chất tan.

a) Chất rắn          b) Chất lỏng             c) Chất khí

Hình 1.1. Một số nhãn hóa chất

? Hãy cho biết thông tin có trên nhãn hóa chất ở Hình 1.1.

2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

- Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. Trước khi sử dụng cần đọc cẩn thận nhân hoá chất và cần tìm hiểu kĩ các tính chất, các lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hoá chất để thực hiện thí nghiệm an toàn.
- Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc. Lấy hoá chất rắn ở các dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gặp. Không được đặt lại thìa, panh vào lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng. Lấy hoá chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch

(Trang 7)

thường dùng ống hút nhỏ giọt; rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên để tránh các giọt hoá chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.

- Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, tràn ra ngoài cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí.

- Các hoá chất dùng xong còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên.

1. Đọc tên, công thức của một số hoá chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm và cho biết ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trên các nhãn hoá chất.

2. Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng.

II – Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng

1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng

Hình 1.2 giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng.

a) Ống nghiệm         b) Cốc thủy tinh         c) Bình tam giác            d) Phễu lọc           e) Ống đong (bình chia đôi)

g) Ống hút nhỏ giọt           h) Kẹp gỗ

Hình 1.2. Một số dụng cụ thí nghiệm

2. Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm

a) Ống nghiệm

Khi thực hiện thí nghiệm, giữ ống nghiệm bằng tay không thuận, dùng tay thuận để thêm hoá chất vào ống nghiệm.

Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống. Từ từ đưa đáy ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn, miệng ống nghiêng về phía không có người, làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Điều chỉnh đáy ống nghiệm vào vị trí nóng nhất của ngọn lửa (khoảng 2/3 ngọn lửa từ dưới lên), không để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn cồn.

(Trang 8)

b) Ống hút nhỏ giọt

Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ. Khi lấy chất lỏng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóp cao su để hút chất lỏng lên. Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm.

III – Giới thiệu một số thiết bị và cách sử dụng

1. Thiết bị đo pH

Cách sử dụng thiết bị đo pH: cho điện cực của thiết bị vào dung dịch cần đo pH, giá trị pH của dung dịch sẽ xuất hiện trên thiết bị đo.

a) Máy đo pH             b) Bút đo pH

Hình 1.3. Một số thiết bị đo pH

Sử dụng thiết bị đo pH để xác định pH của các mẫu sau: a) nước máy; b) nước mưa; c) nước hồ/ao; d) nước chanh; e) nước cam; g) nước vôi trong.

2. Huyết áp kế

Huyết áp kế dùng để đo huyết áp gồm huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế thuỷ ngân,... Huyết áp kế đồng hồ (Hình 1.4) gồm một bao làm bằng cao su, được bọc trong băng vải dài để có thể quấn quanh cánh tay, nối với áp kế đồng hồ bằng đoạn ống cao su. Áp kế này lại được nối với bóp cao su có van và một ốc có thể vặn chặt hoặc nới lỏng.

Hình 1.4. Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ

3. Thiết bị điện và cách sử dụng

a) Thiết bị cung cấp điện (nguồn điện)

Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa học tự nhiên thường dùng nguồn điện là pin 1,5 V. Để có bộ nguồn 3 V thì dùng hai pin, để có bộ nguồn 6 V thì dùng bốn pin.

b) Biến áp nguồn

Biến áp nguồn (Hình 1.5) là thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm. Điện áp đầu ra có các giá trị 3 V, 6 V, 9 V, 12 V, 18 V, 24 V.

(Trang 9)

Trong môn Khoa học tự nhiên 8 chỉ sử dụng các thiết bị điện một chiều nên khi bố trí các thí nghiệm cần cắm chốt dây nối vào đầu ra một chiều của nguồn điện (DC), chốt màu đỏ là cực dương, chốt màu đen là cực âm. Cần lựa chọn điện áp đầu ra của nguồn điện phù hợp với thí nghiệm bằng cách vặn nút chỉ vào số tương ứng.

Hình 1.5 Biến áp nguồn

c) Thiết bị đo điện

Thiết bị đo điện gồm ampe kế và vôn kế: ampe kế đo cường độ dòng điện, vôn kế đo hiệu điện thế. Khi dùng ampe kế và vôn kế cần chú ý các chốt âm và chốt dương ứng với các thang đo của chúng.

Để ampe kế và vôn kế không bị hỏng, khi đo dòng điện và hiệu điện thế thì phải ước lượng dòng điện và hiệu điện thế cần đo để chọn thang đo hợp lí, đảm bảo không vượt quá giá trị tối đa của thang đo.

Quan sát ampe kế, vôn kế trong Hình 1.6:

1. Chỉ ra các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế.

2. Chỉ ra sự khác nhau giữa hai dụng cụ này.

a) Ampe kế                     b) Vôn kế

Hình 1.6. Một số thiết bị đo điện

d) Joulemeter

Joulemeter (Hình 1.7) là thiết bị có chức năng dùng để đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện. Các giá trị này được hiển thị trên màn hình LED.

Trên joulemeter có các nút chức năng sau:
- Nút Start để khởi động thiết bị.

Hình 1.7 Joulemeter

- Nút cài đặt để lựa chọn các đại lượng cần đo (gồm: năng lượng; công suất; công suất trung bình; điện áp, dòng điện).

- Nút Reset để cài đặt lại thiết bị (khi đó màn hình hiển thị số 0).

Trong thí nghiệm đo năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng, để đọc giá trị năng lượng điện cần lựa chọn cài đặt đại lượng cần đo là năng lượng và cắm các dây nối vào đúng chốt cắm (nội dung cụ thể được trình bày trong Bài 27).

(Trang 10)

e) Thiết bị sử dụng điện

Hình 1.8 giới thiệu một số thiết bị sử dụng điện trong phòng thí nghiệm.

a) Biến trở
b) Điôt phát quang (kèm điện trở bảo vệ)
c) Bóng đèn pin kèm đui 3 V
Hình 1.8 Một số thiết bị sử dụng điện

Khi dùng đèn điôt phát quang (LED) (Hình 1.8b) cần chú ý 2 cực của đèn, cực dương (+) nối với cực dương của nguồn điện, cực âm (-) nối với cực âm của nguồn. Để đèn LED không bị hỏng, phải mắc nối tiếp với đèn một điện trở có giá trị thích hợp.

g) Thiết bị điện hỗ trợ

Hình 1.9 giới thiệu một số thiết bị điện hỗ trợ trong phòng thí nghiệm.

a) Công tắc            b) Cầu chì ống                      c) Dây nối

Hình 1.9. Một số thiết bị điện hỗ trợ

Hãy thảo luận nhóm về cách sử dụng điện an toàn trong phòng thí nghiệm:

- Khi sử dụng thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế, joulemeter,...) cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng?

- Khi sử dụng nguồn điện là biển áp nguồn cần lưu ý điều gì?

- Trình bày cách sử dụng an toàn các thiết bị điện.

EM ĐÃ HỌC EM CÓ THỂ
  • Trong phòng thí nghiệm, cần tuân thủ nội quy, hướng dẫn của giáo viên và đọc kĩ thông tin trên nhãn hoá chất trước khi sử dụng.
  • Cách lấy hoá chất rắn, lỏng và cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
  • Cách sử dụng một số thiết bị: thiết bị đo pH, máy đo huyết áp, ampe kế, vốn kế, joulemeter,...
  • Nhận biết được các thiết bị điện và cách sử dụng diện an toàn.
  • Khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng hoá chất đúng cách, an toàn.
  • Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Khoa Học Tự nhiên 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

giao-duc-cong-dan-7-903

Giáo Dục Công Dân 7

Sách Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

mi-thuat-1-50

MĨ THUẬT 1

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

sinh-hoc-8-542

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

vo-bai-tap-toan-2-tap-hai-1032

Vở bài tập TOÁN 2 - Tập Hai

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

cong-nghe-9-cat-may-845

Công Nghệ 9 (Cắt may)

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.