(Trang 59)
MỤC TIÊU
- Thực hiện thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật, của một vật có hình dạng bất kì, của một lượng chất lỏng.
Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần phải xác định được những đại lượng nào? Theo em, cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước và của một lượng chất lỏng có khác nhau hay không?
I - Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật
1. Chuẩn bị
- Cân điện tử.
- Thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất tới milimét.
- Khối gỗ hình hộp chữ nhật (Hình 14.1).
Hình 14.1 Khối gỗ hình hộp chữ nhật có các cạnh a, b, c
2. Cách tiến hành
- Dùng thước đo chiều dài mỗi cạnh a, b, c của khối gỗ hình hộp chữ nhật (Hình 14.2a).
- Tính thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức:
V = a.b.c
- Đo 3 lần, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.1, rồi tính giá trị trung bình của thể tích V ().
- Cân khối lượng (m) của khối gỗ hình hộp chữ nhật (Hình 14.2b). Cân 3 lần, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.1, sau đó tính giá trị trung bình của m ().
- Xác định khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức:
Hình 14.2
a) Đo chiều dài các cạnh của khối gỗ
b) Dùng cân điện tử xác định khối lượng của khối gỗ
(Trang 60)
3. Kết quả
Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào vở theo mẫu Bảng 14.1.
Bảng 14.1. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật
Lần đo | Đo thể tích | Đo khối lượng m (kg) | ||||||
a (m) | b (m) | c (m) | V () | |||||
1 | ||||||||
2 | ||||||||
3 | ||||||||
Trung bình |
Tính khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức:
II – Xác định khối lượng riêng của một lượng nước
1. Chuẩn bị
- Cân điện tử.
- Ống đong; cốc thuỷ tinh.
- Một lượng nước sạch.
2. Cách tiến hành
- Xác định khối lượng của ống đong () (Hình 14.3a).
- Rót một lượng nước vào ống đong, xác định thể tích nước trong ống đong ().
- Xác định khối lượng của ống đong có đựng nước () (Hình 14.3b).
- Xác định khối lượng nước trong ống đong:
- Lặp lại thí nghiệm hai lần nữa, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.2, tính giá trị thể tích trung bình () và khối lượng trung bình () của nước.
- Xác định khối lượng riêng của nước theo công thức:
Hình 14.3
a) Đo khối lượng cảu ống đong
b) Đo khối lượng của ống đong đựng nước
(Trang 61)
3. Kết quả
Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào vở theo mẫu Bảng 14.2.
Bảng 14.2. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một lượng nước
Lần đo | Đo thể tích | Đo khối lượng | ||
1 | ? | ? | ||
2 | ? | ? | ||
3 | ? | ? |
Tính khối lượng riêng của lượng nước theo công thức: .
III – Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước
1. Chuẩn bị
- Cân điện tử.
- Ống đong; cốc thuỷ tinh có chứa nước.
- Hòn sỏi (có thể bỏ lọt vào ống đong).
2. Cách tiến hành
- Dùng cân điện tử xác định khối lượng của hòn sỏi (m).
- Rót một lượng nước vào ống đong xác định thể tích nước trong ống đong ().
- Buộc sợi chỉ vào hòn sỏi, thả từ từ cho nó ngập trong nước ở ống đong, xác định thể tích nước trong ống đong lúc này ().
- Xác định thể tích của hòn sỏi:
- Kéo nhẹ hòn sỏi ra, lau khô và lặp lại thí nghiệm hai lần nữa. Ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.3, rồi tính các giá trị thể tích trung bình () và khối lượng trung bình ()
- Xác định khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: .
(Trang 62)
3. Kết quả
Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào vở theo mẫu Bảng 14.3.
Bảng 14.3. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của hòn sỏi
Lần đo | Đo khối lượng | Đo thể tích | ||
1 | ? | ? | ||
2 | ? | ? | ||
3 | ? | ? |
Tính khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức:
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Họ và tên: ... Lớp: ...
1. Mục đích thí nghiệm
Xác định khối lượng riêng của một khối gỗ hình hộp chữ nhật, của một lượng chất lỏng, của một vật có hình dạng bất kì.
2. Chuẩn bị
Dụng cụ thí nghiệm: ...
3. Các bước tiến hành
Mô tả các bước tiến hành:...
4. Kết quả thí nghiệm
Hoàn thành các bảng ghi kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một khối gỗ hình hộp chữ nhật, của một lượng nước, của một hòn sỏi (theo các mẫu Bảng 14.1; 14.2 và 14.3).
Trong thực tế người ta đo khối lượng riêng của chất lỏng bằng một dụng cụ gọi là “tỉ trọng kế” (còn gọi là phù kế) (Hình 14.4). Dụng cụ này hoạt động dựa trên định luật Archimedes (Acsimet) mà chúng ta sẽ học trong chương này.
Cách sử dụng tỉ trọng kế đo khối lượng riêng của chất lỏng: Rót chất lỏng vào một bình cao rồi thả nhẹ tỉ trọng kế vào để nó nổi lơ lửng. Khi tỉ trọng kế nằm cân bằng, đọc giá trị khối lượng riêng của chất lỏng trên thang đo chia độ tại vị trí mà bề mặt chất lỏng tiếp xúc với tỉ trọng kế.
Hình 14.4 Tỉ trọng kế
Thang đo chia độ
Thân tỉ trọng kế
Vật liệu đầm (tải trọng)
EM ĐÃ HỌC
Cách xác định khối lượng riêng của:
- Một khối hình hộp chữ nhật.
- Một lượng chất lỏng.
- Một vật có hình dạng bất kì không thấm nước.
EM CÓ THỂ
- Biết được một vật làm bằng chất gì bằng cách đo khối lượng riêng của vật đó.
- So sánh được giá trị khối lượng riêng của nước xác định trong thí nghiệm này và khối lượng riêng của nước cho trong Bảng 13.3 (Bài 13). Từ đó, cho biết những yếu tố nào có thể dẫn tới sự chênh lệch giữa hai giá trị này.