(Trang 39)
Yêu cầu cần đạt
- Biết cách khai thác hình ảnh từ trò chơi dân gian trong thực hành, sáng tạo sản phầm mĩ thuật;
- Biết sử dụng chấm, nét, hình, màu, khối để thể hiện hoạt động trong trò chơi dân gian;
- Cảm thụ được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật thể hiện vẻ trò chơi dân gian.
Một số phác thảo dáng người tham gia trò chơi dân gian
Hãy tập chép dáng người trong trò chơi dân gian qua quan sát thực tế, ảnh chụp,....
Trồng nụ trồng hoa
Đẩy gậy
? Em đã biết những trò chơi dân gian nào?
(Trang 40)
Các bước thực hiện một bức tranh có hình ảnh về trò chơi dân gian
1. Phác hình thể hiện ý tưởng, có hình chính, hình phụ.
2. Vẽ màu vào bức tranh.
3. Vẽ nét trang trí và hoàn thiện bức tranh.
Tạo hình một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Trò chơi dân gian theo hình thức tranh vẽ hoặc tranh in
EM CÓ BIẾT:
Trò chơi dân gian có từ thời xa xưa và được truyền lại đến ngày nay. Đây là chủ đề được thể hiện trong nhiều dòng tranh dân gian, giúp bảo tồn, phát huy những giá trị nghệ thuật qua nhiều thế hệ.
(Trang 41)
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện và trả lời những câu hỏi sau:
- Sản phẩm của bạn thể hiện trò chơi dân gian nào?
- Bạn đã sử dụng hình thức thể hiện nào trong sản phẩm mĩ thuật?
- Bạn thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
Nguyên lí cân bằng được thể hiện trong tác phẩm dưới đây như thế nào?
Huy Oánh, Bác Hồ với thiếu nhi, 1980, tranh khắc gỗ
EM CÓ BIẾT:
Biểu hiện của nguyên là cân bằng trong mĩ thuật thể hiện ở một số đặc điểm sau:
- Trong Điêu khắc. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trên – dưới, trái - phải trong tác phẩm, tạo cảm giác vững chắc, hài hoa.
- Trong Hội hoạ: Sự phân bố của màu sắc, đường nét, hình khối hài hoà tạo sự cân bằng về thị giác, không gây ra cảm giác lệch về một bên hay chưa hoàn chỉnh.