Trình bày được một số ví dụ đơn giản gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học (ví dụ: đinh bị gỉ, giấy cháy, than cháy,...).
Để tạo hương vị cho bánh kẹo như bánh flan, người ta thường thêm ca-ra-men. Dù được nấu từ đường có màu trắng và vị ngọt nhưng ca-ra-men lại có màu nâu, vị đắng và ngọt dịu. Vậy biến đổi nào đã xảy ra?
Hình 1
1. Biến đổi hoá học
Biến đổi hóc học xảy ra khi có sự tạo thành chất mới. Người ta có thể nhận ra sự biến đổi này nhờ vào sự thay đổi tỉnh chốt của chất (ví dụ như màu sắc, mùi, vị, tính tan....).
1. Quan sát hình 2 và nhận xét về màu sắc, hình dạng mẫu giấy trước và sau khi đốt. Từ đó, hãy cho biết có sự biến đổi nào đã xảy ra.
Hình 2
2. Thí nghiệm tìm hiểu biến đổi học học của đường.
Chuẩn bị: đường trắng, 1 bát sứ chịu nhiệt, 1 kiềng sắt, 1 lưới tản nhiệt, 1 cốc nến, 1 bật lửa.
Lưu ý: Cần thận khi làm thí nghiệm với lửa, không chạm tay vào vật nóng.
Tiến hành:
- Cho một ít đường vào bát sứ, đột bát sứ lên kiềng sắt có lưới tản nhiệt.
- Đốt nến và đun nóng bát sứ đến khi đường chuyển màu (hình 3) thì tắt nến, để nguội.
Nhận xét sự biến đổi màu của đường dưới tác dụng của nhiệt.
Cho biết hiện tượng xảy ra, nếu tiếp tục đun.
Hình 3
1. Quan sát hình 4 và cho biết biến đổi nào đã xảy ra. Vì sao?
Hình 4. Than củi trước và sau khi cháy một thời gian
2. Quan sát hình 5, cho biết trường hợp nào là biến đổi hóa học và giải thích.
a) Thanh củi chuyển màu đen sau khi cháy
b) Xi măng trộn với cát khô
c) Nước bay hơi
d) Nến được đun nóng chảy và đổ vào khuôn
e) Hỗn hợp xi măng, cát và nước đông cứng sau khi trộn
Hình 5
2. Một số ví dụ về biến đổi hóa học trong cuộc sống
1. Quan sát hình 6, đọc thông tin và cho biết:
- Sự thay đổi của đinh sắt sau khi bị gỉ.
- Biến đổi nào đã diễn ra đối với định sắt? Giải thích.
Đinh sắt (hình 60) để lâu ngày ngoài không khí hoặc nơi ẩm ướt sẽ bị gì (hình 6b). Lúc này, trên bề mặt đinh sẽ xuất hiện một lớp gì màu nâu đỏ. Nếu đinh sắt bị gì nặng, sẽ dễ bị gây và không sử dụng được nữa, Vì vậy, người ta thường sơn hoặc bôi dầu mỡ lên đinh sắt để chống gỉ.
Hình 6
2. Nêu ví dụ mà em biết về biến đổi hóa học của chất trong đời sống hằng ngày.
Găng tay "tự phồng"
Cho ít bột nở vào găng tay y tế. Khéo léo lồng găng tay vào miệng cốc (trong cốc có chứa ít giấm ăn). Khi dốc thẳng đứng găng tay, bột nở rơi vào cốc chứa giấm ăn (hình 7a). Ngay lập tức, nhiều bọt khí xuất hiện trong cốc và găng tay đã "tự phồng" lên (hình 7b).
Hình 7
1. Quan sốt hình 8 và cho biết biến đổi nào đã xảy ra khi đun đường (hình 80) thành ca-ra-men (hình 8b). Giải thích.
Hình 8
2. - Quan sát hình 9 và cho biết của sốt bị biến đổi hóa học như thế nào.
- Qua quan sát thực tế, hãy cho biết người ta thường làm gì để ngăn ngừa sự biến đổi hoá học của các vật làm bằng sắt.
Hình 9
Em đã học
Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học. Ví dụ: đinh bị gỉ, than hoặc giấy bị cháy... đều là sự biến đổi hóa học.
Em có thể
1. Giải thích được sự biến đổi màu của hàng rào sắt.
2. Giải thích được vì sao khi sơ ý để bị cháy, thức ăn sẽ xuất hiện màu đen và có mùi khét.