Sau bài học này, em sẽ:
- Kế được tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư.
- Mô tả được một số hoạt động sản xuất truyền thông (trồng lúa nước, nghề thủ công) ở Đồng bằng Bắc Bộ, Mô tả được một hệ thống đê và nêu được vai trò của đề điều trong trị thuỷ.
KHỞI ĐỘNG
Những câu thơ sau giúp em liên tưởng đến hoạt động sản xuất nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
"Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy"
(Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta, in trong Góc sân và khoảng trời,
NXB Kim Đồng, 2017)
KHÁM PHÁ
1. Dân cư
- Đọc thông tin, em hãy kể tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Quan sát hình 2 và đọc thông tin, em hãy:
- Nhận xét sự phân bố dân cư của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Giải thích vì sao vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đông dân, số dân của vùng là hơn 21 triệu người (năm 2020). Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh sống, giao thông và sản xuất nên vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. Dân cư ở đây chủ yếu là người Kinh và một số dân tộc khác như Mường, Sán Dìu,....
2. Một số hoạt động sản xuất truyền thống
a) Trồng lúa nước
1. Đọc thông tin, em hãy cho biết vùng Đồng bằng Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển hoạt động trồng lúa nước.
2. Quan sát hình 3, em hãy kể tên một số công việc phải làm khi trồng lúa nước.
Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhờ có đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân giàu kinh nghiệm sản xuất. Đây là vùng trồng lúa lớn thứ hai của nước ta.
Em có biết?
Ngoài trồng lúa nước, vùng Đồng bằng Bắc Bộ còn trồng nhiều loại rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
b) Nghề thủ công truyền thống
1. Đọc thông tin, em hãy kể tên một số nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
2. Quan sát hình 4, em hãy mô tả một số nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều nghề thủ công truyền thống. Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh đã tạo thành các làng nghề, chuyên làm một loại hàng thủ công: làng Bát Tràng (Hà Nội) chuyên làm gồm, làng Đại Bái (Bắc Ninh) chuyên đúc đồng, làng Văn Lâm (Ninh Bình) chuyên thêu ren, làng Đồng Xâm (Thái Bình) chuyên chạm bạc,... Các sản phẩm thủ công truyền thống được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Một sản phẩm thủ công truyền thống được tạo thành qua nhiều công đoạn khác nhau. Gốm, sứ là các sản phẩm thủ công truyền thống được tạo nên từ đất sét, trải qua quá trình phơi sấy, nung và tráng men. Đúc đồng là nghề đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo từ khâu tạo mẫu đến hoàn thiện sản phẩm.
3. Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng.
- Nêu vai trò của hệ thống đã ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Để ngăn lũ lụt và có thể trồng lúa nhiều vụ trong năm, người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã đắp đề dọc hai bên bờ sông và kè đô kiên cố.
Đê sông Hồng là hệ thống đê lớn nhất nước ta với chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét. Đề được đắp bằng đất thành những đường cao, to dọc hai bên bở sông. Ngày nay, phần lớn mật đề đã được trải nhựa hoặc bê tông và nâng cấp để kiên cố hơn.
Hình 5. Một đoạn đê sông Hồng
LUYỆN TẬP
Chọn ý ở cột A sao cho phù hợp với ý ở cột B để tạo thành thông tin hoàn chỉnh và ghi kết quả vào vở.
VẬN DỤNG
Sưu tầm hình ảnh về một sản phẩm thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và chia sẻ với các bạn.