Sau bài học này, em sẽ:
Mô tả được một số nét văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lông Tổng, hát Then, mùa Xoè Thái, chợ phiên vùng cao,...).
KHỞI ĐỘNG
Hình dưới đây giúp em biết điều gì về văn hoá của dân tộc Mông ở Mai Châu, tỉnh Hoà Bình? Hãy nêu hiểu biết của em về một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hình 1. Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông ở Mai Châu (tỉnh Hoà Bình)
KHÁM PHÁ
1. Lễ hội
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
- Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Mô tả một lễ hội mà em ấn tượng nhất.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nổi tiếng với lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lồng Tồng..... các lễ hội được tổ chức nhằm cầu cho mọi người có một năm khoẻ mạnh, nhiều may mắn, mùa màng bội thu....
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông, được tổ chức vào đầu năm, tại nơi bằng phẳng, rộng rãi.
Sau phần nghi lễ được tiến hành trang trọng là những hoạt động vui chơi như: múa khèn, đi thăng bằng, đẩy gậy....
Lễ hội Lồng Tồng (còn gọi là hội Xuống đồng) là lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng,... được tổ chức trên những cánh đồng hoặc khu đất rộng. Cày ruộng là nghi thức quan trọng trong lễ hội, sau đó có các trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, đẩy gậy....
Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có nhiều lễ hội nổi tiếng khác như: lễ hội Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), lễ hội Xương Giang (tỉnh Bắc Giang)....
2. Hát múa dân gian
ONG hình 4, 5, em hãy: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5,
Giới thiệu nét cơ bản về hát Then, múa Xoè Thái của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cho biết các loại hình nghệ thuật đó phản ánh điều gì?
Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, thường được tổ chức vào những dịp lễ quan trọng.
Thông qua các làn điệu khác nhau của Then, người dân mong muốn những điều may mắn và cuộc sống tốt lành.
Hình 4. Hát Then tại lễ hội Lồng Tồng (tỉnh Lạng Sơn)
Em có biết?
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái và Nghệ thuật Xoi Thái lần lượt được UNESCO (tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc) ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào các năm 2019, 2021.
Xoè là loại hình mùa truyền thống đặc sắc của người Thái, được biểu diễn trong các dịp lễ, tết, ngày vui của gia đình, dòng họ, bản mường.... Những điệu xoè chứa đựng ước mơ, khát vọng và là niềm tự hào của người Thái.
Hình 5. Mùa Xoè cộng đồng của người Thái ở Yên Châu (tỉnh Sơn La)
3. Chợ phiên vùng cao
Đọc thông tin và quan sát các hình 6, 7, em hãy mô tả cảnh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thường họp vào những ngày nhất định.
Hàng hoá phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương, nhiều nhất là hàng thổ cắm, công cụ sản xuất, một số món ăn đặc trưng như: thắng có, cơm lam,....
Hình 6. Chợ phiên ở San Thàng (tỉnh Lai Châu)
Em có biết?
Chợ phiên Bắc Hà nổi tiếng ở vùng Tây Bắc, họp vào Chủ nhật hằng tuần. Là một chợ lớn ở vùng cao, còn giữ được nhiều nét truyền thống của chợ phiên miền núi nên chợ Bắc Hà được nhiều khách du ịch trong và ngoài nước biết nam
Hình 7. Khu vực bán gia súc ở chợ phiên Bắc Hà (tỉnh Lào Cai)
Chọn phiên vùng cao còn là nơi giao lưu và gặp gỡ của người người sau khưng giờ lao động vất vả, nơi kết bạn của các nam nữ thanh niên.
LUYỆN TẬP
Vẽ sơ đồ tuy duy thế hiện một số nét văn hóa nổi bật ở vùng Trung Du và miền Núi Bắc Bộ (theo gợi ý gưới đây!;
VẬN DỤNG
So sánh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với chợ nơi em sống hoặc nơi khác.