SGKVN

Tin Học 12 - Bài 2: Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu | Giáo Dục Việt Nam

Bài 2: Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu - Tin Học 12. Xem chi tiết nội dung bài Bài 2: Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tin Học 12 | Giáo Dục Việt Nam

1. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Như đã giới thiệu, hệ QTCSDL được dùng để tạo lập, cập nhật CSDL và khai thác thông tin trong CSDL.

Một hệ QTCSDL có các chức năng cơ bản sau:

a) Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu

Một hệ QTCSDL phải cung cấp một môi trường cho người dùng dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu. Với các hệ QTCSDL hiện nay, người dùng có thể tạo lập CSDL thông qua các giao diện đồ hoạ. Để thực hiện được chức năng này, mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. Ta có thể hiểu ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thực chất là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL.

b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin được gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu. Thao tác dữ liệu gồm:

  • Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu);
  • Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,...).

Trong thực tế, ngôn ngữ dùng để định nghĩa và thao tác dữ liệu là hai thành phần của một ngôn ngữ CSDL duy nhất. Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là SQL (Structured Query Language – ngôn ngữ hỏi có cấu trúc).

c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu

Để góp phần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của một hệ CSDL, hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép. Chức năng này góp phần đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin;
  • Duy trì tính nhất quán của dữ liệu;
  • Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời;
  • Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm;
  • Quản lí các mô tả dữ liệu.

Nói chung, mọi hệ QTCSDL đều có thể cung cấp các chương trình nêu trên, nhưng các hệ QTCSDL khác nhau có chất lượng và khả năng khác nhau khi đáp ứng các nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, một hệ QTCSDL dùng trên một máy tính cá nhân chỉ cung cấp những phương tiện bảo vệ dữ liệu, duy trì tính nhất quán dữ liệu, khôi phục dữ liệu một cách hạn chế. Trong khi đó, những hệ QTCSDL lớn, phục vụ cùng lúc cho nhiều người dùng, ngoài các phương tiện kể trên có thể có thêm những chức năng khác như xử lí các truy cập đồng thời,... Các hệ QTCSDL luôn phát triển theo hướng đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của người dùng, bởi vậy các chức năng của hệ QTCSDL ngày càng được mở rộng.

2. Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Mỗi hệ QTCSDL là một phần mềm phức tạp gồm nhiều thành phần (môđun), mỗi thành phần có chức năng cụ thể, trong đó hai thành phần chính là bộ xử lí truy vấn (bộ xử lí yêu cầu) và bộ quản lí dữ liệu. Một số chức năng của hệ QTCSDL được hỗ trợ bởi hệ điều hành nên mỗi hệ QTCSDL phải có các tương tác cần thiết với hệ điều hành.

Hình 12 là sơ đồ đơn giản cho ta biết sự tương tác của hệ QTCSDL với người dùng và với CSDL.

Hình 12. Sự tương tác của hệ QTCSDL

Khi có yêu cầu của người dùng, hệ QTCSDL sẽ gửi yêu cầu đó đến thành phần có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm một số tập chứa dữ liệu cần thiết. Các tệp tìm thấy được chuyển về cho hệ QTCSDL xử lí và kết quả được trả ra cho người dùng.

3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu

Liên quan đến hoạt động của một hệ CSDL, có thể kể đến ba vai trò khác nhau của con người:

a) Người quản trị cơ sở dữ liệu

Khái niệm người quản trị CSDL được hiểu là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành hệ CSDL.

Người quản trị CSDL chịu trách nhiệm quản lí các tài nguyên như CSDL, hệ QTCSDL và các phần mềm liên quan. Đây là người có vai trò cài đặt CSDL vật lí, cấp phát các quyền truy cập CSDL, cấp phần mềm và phần cứng theo yêu cầu, duy trì các hoạt động hệ thống đảm bảo thoả mãn yêu cầu của các trình ứng dụng và người dùng. Như vậy, những người quản trị CSDL phải hiểu biết sâu sắc và có kĩ năng tốt trong các lĩnh vực CSDL, hệ QTCSDL và môi trường hệ thống.

b) Người lập trình ứng dụng

Khi CSDL đã được cài đặt, cần có các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của các nhóm người dùng. Đây chính là công việc của người lập trình ứng dụng. Mỗi chương trình sẽ có các câu lệnh yêu cầu hệ QTCSDL thực hiện một số thao tác trên CSDL đáp ứng nhu cầu cụ thể đặt ra.

c) Người dùng

Người dùng (hay còn gọi là người dùng đầu cuối) là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL. Họ tương tác với các hệ thống thông qua việc sử dụng những chương trình ứng dụng đã được viết trước. Thông thường giao diện cho người dùng có dạng biểu mẫu để họ có thể mô tả yêu cầu của mình bằng cách điền các nội dung thích hợp vào biểu mẫu này. Sau đó, người dùng có thể đọc các báo cáo được hệ CSDL sinh ra.

Người dùng thường được phân thành từng nhóm, mỗi nhóm có một số quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL.

4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu

Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu của một tổ chức thường được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Khảo sát

  • Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí;
  • Xác định các dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ giữa chúng;
  • Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin, đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
  • Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng.

Bước 2. Thiết kế

  • Thiết kế cơ sở dữ liệu;
  • Lựa chọn hệ QTCSDL để triển khai;
  • Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.

Bước 3. Kiểm thử

  • Nhập dữ liệu cho CSDL;
  • Tiến hành chạy thử các chương trình ứng dụng. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra thì đưa hệ thống vào sử dụng. Nếu hệ thống vẫn còn lỗi thì cần rà soát lại tất cả các bước đã thực hiện trước đó xem lỗi xuất hiện ở đâu để khắc phục.

Thông thường các bước nêu trên phải tiến hành nhiều lần cho đến khi hệ thống có khả năng ứng dụng.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép ta làm những gì?

2. Hãy kể các loại thao tác dữ liệu, nêu ví dụ minh hoạ.

3. Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ để minh hoạ.

4. Khi làm việc với các hệ CSDL, em muốn giữ vai trò gì (người quản trị CSDL, người lập trình ứng dụng hay người dùng)? Vì sao?

5. Trong các chúc năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, theo em chúc năng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

6. Hãy trình bày sơ lược về hoạt động của một hệ QTCSDL.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tin Học 12

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12 Nâng Cao

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

vo-bai-tap-am-nhac-1-22

Vở bài tập ÂM NHẠC 1

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

cong-nghe-8-924

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

tieng-viet-1-tap-hai-2

Tiếng Việt 1 - Tập Hai

Sách Lớp 1 Cánh Diều

dia-ly-11-707

Địa Lý 11

Địa lý 11 - NXB Giáo dục

tieng-anh-7-explore-english-866

Tiếng Anh 7 (Explore English)

Tiếng Anh 7 (Explore English)

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.