PHƯƠNG ÁN 1 : Dùng cho các trường có phòng thực hành động cơ đốt trong
1. Nhận dạng được một số chi tiết và bộ phận của động cơ đốt trong. 2. Có ý thức tổ chức kỉ luật và an toàn lao động. |
I – CHUẨN BỊ
– Động cơ đốt trong nguyên chiếc và các bộ phận, chi tiết của động cơ đã tháo rời.
– Một số tranh ảnh, băng hình về các loại động cơ đốt trong, đầu video, màn hình,...
– Vở ghi, giấy viết.
– Giẻ lau, xà phòng,
II – NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Quan sát, nhận dạng động cơ đốt trong nguyên chiếc.
2. Quan sát, nhận dạng một số chi tiết, bộ phận của động cơ đốt trong.
III – CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Quan sát, nhận dạng động cơ đốt trong nguyên chiếc
– Quan sát hình dạng, kích thước và sự bố trí các bộ phận bên ngoài.
– Dựa vào một số đặc trưng để nhận biết động cơ đốt trong.
– Đọc các thông số ghi trên nhãn máy.
– Ghi vào giấy hoặc vở theo mẫu bảng 31.1.
Bảng 31.1
TT | Tên động cơ | Nước sản xuất | Năm sản xuất | Công suất | Loại nhiên liệu | Phương pháp làm mát | Kiểu bố trí xupap |
2. Quan sát, nhận dạng một số chi tiết, bộ phận của động cơ đốt trong
– Quan sát, nhận biết tên gọi và xác định nhiệm vụ của một chi tiết, bộ phận.
– Xác định các chi tiết, bộ phận đó thuộc cơ cấu, hệ thống nào của động cơ đốt trong.
– Ghi kết quả nhận biết vào giấy hoặc vở theo mẫu bảng 31.2.
Bảng 31.2
TT | CÁC CHI TIẾT, BỘ PHẬN ĐÃ QUAN SÁT | ||
Tên gọi | Nhiệm vụ / Công dụng | Thuộc cơ cấu, hệ thống | |
IV – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Học sinh nộp báo cáo với nội dung đã ghi chép theo các mẫu trên. Giáo viên đánh giá và nhận xét.
PHƯƠNG ÁN 2 : Dùng cho các trường không có phòng thực hành động cơ đốt trong
1. Nhận biết được các chi tiết, bộ phận của động cơ đốt trong đã được quan sát tại cơ sở tham quan. 2. Có ý thức tổ chức kỉ luật và an toàn lao động. |
I − CHUẨN BỊ
– Giáo viên liên hệ, tìm hiểu thực trạng và thống nhất kế hoạch với cơ sở tham quan. Thông báo kế hoạch và những thông tin cần thiết cho học sinh.
Cơ sở tham quan có thể là Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp ; cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp động cơ, ô tô, xe máy tại địa phương.
– Học sinh chuẩn bị bút viết và vở ghi.
II – NỘI DUNG THAM QUAN
1. Nghe báo cáo của cơ sở tham quan.
2. Quan sát, tìm hiểu động cơ đốt trong, các bộ phận, chi tiết của động cơ.
III – TIẾN TRÌNH THAM QUAN
1. Trước khi đi tham quan, giáo viên tập trung lớp phổ biến mục đích, kế hoạch, nội dung và nội quy tham quan cho học sinh, hướng dẫn học sinh viết thu hoạch sau khi tham quan.
Nội dung chính của bản thu hoạch :
– Tên cơ sở tham quan.
– Nhiệm vụ chính của cơ sở tham quan.
– Các phân xưởng hay bộ phận chính của cơ sở.
Những loại động cơ đốt trong có trong cơ sở tham quan (ghi theo mẫu bảng 31.3).
Bảng 31.3
TT | Tên động cơ | Nước sản xuất | Năm sản xuất | Công suất | Loại nhiên liệu | Phương pháp làm mát | Kiểu bố trí xupap | Ứng dụng |
2. Tổ chức cho học sinh tham quan.
IV – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Học sinh nộp báo cáo với nội dung đã ghi chép theo mẫu trên. Giáo viên đánh giá và nhận xét.