1. Lập được bản vẽ chi tiết từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản. 2. Hình thành kĩ năng lập bản vẽ kĩ thuật và tác phong làm việc theo quy trình. |
I – CHUẨN BỊ
– Dụng cụ vẽ : Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa,...), bút chì cứng, bút chì mềm, tẩy.
– Vật liệu : Giấy vẽ khổ A4.
– Tài liệu : Sách giáo khoa.
– Vật mẫu hoặc bản vẽ lắp.
II – NỘI DUNG THỰC HÀNH
Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp.
III – CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1. Chuẩn bị
– Đọc sách giáo khoa, nắm vững cách lập bản vẽ chi tiết.
– Đọc bản vẽ lắp, phân tích chi tiết cần vẽ để hiểu rõ hình dáng, kích thước và công dụng của chi tiết,....
Bước 2. Lập bản vẽ chi tiết
Trên cơ sở phân tích kết cấu và hình dáng chi tiết, chọn phương án biểu diễn. Chọn tỉ lệ thích hợp và tiến hành vẽ theo trình tự như ví dụ ở bài 9.
Chú ý :
– Chọn hình chiếu đứng thể hiện được hình dáng đặc trưng của chi tiết và các hình chiếu khác.
– Chọn hình cắt, mặt cắt thích hợp,... để diễn tả được hình dạng và cấu tạo bên trong của chi tiết.
– Phân tích hình dạng chi tiết để ghi đầy đủ các kích thước của chi tiết.
– Các kích thước được đo trực tiếp trên vật mẫu hay lấy từ bản vẽ lắp. Đơn vị kích thước là mm, làm tròn số.
IV – CÁC ĐỀ BÀI
Chọn các chi tiết đơn giản như : ke cửa, chốt cửa, trục xe đạp,... làm đề bài hoặc chọn một số bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản để vẽ tách chi tiết.
Mỗi học sinh vẽ một chi tiết do giáo viên chỉ định từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp. Ví dụ như một số chi tiết của các bản vẽ lắp dưới đây :
– Bản vẽ nắm cửa (hình 10.1) : chi tiết 1 và 2.
– Bản vẽ tay quay (hình 10.2) : chi tiết 1, 2, 3 và 4.
V – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
– Học sinh tự đánh giá bài làm.
– Giáo viên nhận xét và đánh giá bài làm của học sinh.
Hình 10.1. Bản vẽ lắp của nắm cửa
Hình 10.2. Bản vẽ lắp của tay quay