SGKVN

Công Nghệ 11 - Bài 2: Hình Chiếu Vuông Góc | Giáo Dục Việt Nam

Bài 2: Hình Chiếu Vuông Góc - Công Nghệ 11. Xem chi tiết nội dung bài Bài 2: Hình Chiếu Vuông Góc và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ 11 | Giáo Dục Việt Nam

1. Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.

2. Biết được vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ.

Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng của vật thể, chúng được vẽ theo một trong hai phương pháp sau đây :

I – PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ NHẤT (PPCGI)

– Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng hình chiếu bằng ở dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể. Các hướng chiếu (hướng nhìn) từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh như hình 2.1.

Hình 2.1. Phương pháp chiếu góc thứ nhất

– Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng sẽ được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 90° và mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang phải 90° để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng (được chọn là mặt phẳng bản vẽ).

– Trên bản vẽ, các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống theo hình chiếu đứng như hình 2.2.

   + Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A.

   + Hình chiếu cạnh C đặt ở bên phải hình chiếu đứng A.

Nước ta và nhiều nước châu Âu thường dùng phương pháp chiếu góc thứ nhất.

Hình 2.2. Vị trí các hình chiếu theo PPCG1

II – PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ BA (PPCG3)

– Trong phương pháp chiếu góc thứ ba, vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước, mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái vật thể. Các hướng chiếu (hướng nhìn) từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh như hình 2.3.

Hình 2.3. Phương pháp chiếu góc thứ ba

– Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay lên trên 90°, mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang trái 90° để các hình chiếu này cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng (được chọn là mặt phẳng bản vẽ).

– Trên bản vẽ, các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống theo hình chiếu đứng như hình 2.4 :

   + Hình chiếu bằng B đặt ở trên hình chiếu đứng A.

   + Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A.

Nhiều nước châu Mĩ và một số nước khác thường dùng phương pháp chiếu góc thứ ba.

Hình 2.4. Vị trí các hình chiếu theo PPCG3

(?) Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba, vật thể có vị trí như thế nào đối với mặt phẳng hình chiếu và người quan sát ?

Câu hỏi

1. Trình bày nội dung phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

2. So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Bài tập

Cho vật thể có các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3 (hình 2.5).

a) Đánh dấu (x) vào mẫu bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương ứng của hình chiếu với hướng chiếu và ghi tên gọi các hình chiếu.

b) Ghi số thứ tự hình chiếu vào ô của mẫu bảng 2.2 và 2.3 để chỉ rõ cách bố trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Bảng 2.1. Quan hệ giữa hướng chiếu và hình chiếu

Hình chiếu Hướng chiếu A B C Tên gọi hình chiếu
1        
2        
3        

Hình 2.5

Chú ý : Chép các bảng 2.1, 2.2, 2.3 vào vở bài tập để trả lời các câu hỏi.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ 11

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Địa Lý 11

Địa lý 11 - NXB Giáo dục

Địa Lý 11 Nâng Cao

Địa lý 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Gợi ý cho bạn

ngu-van-tap-2-1183

Ngữ Văn Tập 2

Ngữ Văn Tập 2 lớp 11

lich-su-7-856

Lịch Sử 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

toan-8-tap-1-931

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

giao-duc-the-chat-6-108

Giáo Dục Thể Chất 6

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

dia-ly-11-707

Địa Lý 11

Địa lý 11 - NXB Giáo dục

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.