SGKVN

Ngữ Văn 9 - Tập 1 - Trau Dồi Vốn Từ | Giáo Dục Việt Nam

Trau Dồi Vốn Từ - Ngữ Văn 9 - Tập 1. Xem chi tiết nội dung bài Trau Dồi Vốn Từ và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Ngữ Văn 9 - Tập 1 | Giáo Dục Việt Nam

I – RÈN LUYỆN ĐỂ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ

1. Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì ?

Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

2. Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau :

a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.

b) Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.

c) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

Giải thích vì sao có những lỗi này, vì "tiếng ta nghèo" hay vì người viết "không biết dùng tiếng ta". Như vậy để "biết dùng tiếng ta" cần phải làm gì ?

Ghi nhớ

Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.

II – RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào ?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa "Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã "ở trong ruộng bãi đế học câu hát hay của người trồng dâu". Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay : Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ "áy" (cỏ áy bóng tà...). Chữ "áy" ấy, tài giỏi đến độ dù ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ "áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, "cỏ áy" có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng "áy" ở Thái Bình đã vào văn chương "Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

Ví dụ nữa, ba chữ "bén duyên tơ” ở "Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu "bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là "tơ bén". Nếu chỉ viết "bén duyên" không thì còn có thể ngờ, chứ "bén duyên tơ" thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào !

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc,
trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

Ghi nhớ

Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

III – LUYỆN TẬP

1. Chọn cách giải thích đúng :

Hậu quả là :

a) kết quả sau cùng.                         b) kết quả xấu.

Đoạt là :

a) chiếm được phần thắng.               b) thu được kết quả tốt.

Tinh tú là :

a) phần thuần khiết và quý báu nhất.

b) sao trên trời (nói khái quát).

2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt:

a) Tuyệt (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau :

- dứt, không còn gì ;

- cực kì, nhất.

Cho biết nghĩa của yếu tố tuyệt trong mỗi từ sau đây : tuyệt chủng, tuyệt đỉnh, tuyệt giao, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt tự, tuyệt thực. Giải thích nghĩa của những từ này.

b) Đồng (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau :

- cùng nhau, giống nhau;

- trẻ em ;

- (chất) đồng.

Cho biết nghĩa của yếu tố đồng trong mỗi từ ngữ sau đây : đồng âm, đông ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, trống đồng. Giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

3. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:

a) Về khuya, đường phố rất im lặng.

b) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.

c) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.

4. Bình luận ý kiến sau đây:

Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu hình ảnh, sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về ngôn ngữ:

                    Gió đông là chồng lúa chiêm
                    Gió bấc là duyên lúa mùa

                    Được mùa lúa, úa mùa cau
                    Được mùa cau, đau mùa lúa

                    Chiêm khôn hơn mùa dại
                    Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu

                    Lúa chiêm nép ở đầu bờ,
                    Hễ nghe tiếng sâm phất cờ mà lên.

Cô kĩ sư nông học ơi, nếu ngày nay cô không nói được tiếng nói như vậy nữa, thì cô có thu được mùa lúa, nhưng đã bỏ mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ của dân tộc đấy. Bởi thế, tôi muốn, đồng thời với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó. Trong thói quen, chúng ta hay tự ti ; khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan trọng chứ sao.

(Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển,
trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

5. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau :

Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là :

1. Nghe : Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết.

2. Hỏi : Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi.

3. Thấy : Mình phải đi đến, xem xét mà thấy.

4. Xem : Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài.

5. Ghi : Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được, thì chép lấy để dùng và viết.

(Hồ Chí Minh, Cách viết,
trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

Dựa theo ý kiến trên, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ.

6. Cho các từ ngữ : phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng, hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ. Hãy chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong những câu sau :

a) Đồng nghĩa với "nhược điểm" là /.../

b) "Cứu cánh" nghĩa là /.../

c) Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là /.../

d) Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là /.../

e) Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là /.../

7. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó.

a) nhuận bút / thù lao ;

b) tay trắng / trắng tay ;

c) kiểm điểm / kiểm kê ;

d) lược khảo / lược thuật.

8. Trong tiếng Việt, có nhiều từ phức (từ ghép và từ láy) có các yếu tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau, như từ ghép : kì lạ – lạ kì, nguy hiểm – hiểm nguy, thương xót – xót thương hoặc từ láy : khắt khe – khe khắt, lừng lẫy - lẫy lừng. Hãy tìm năm từ ghép và năm từ láy tương tự.

9. Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có yếu tố đó:

bất (không, chẳng), (kín), đa (nhiều), đề (nâng, nêu ra), gia (thêm vào), giáo (dạy bảo), hồi (về, trở lại), khai (mở, khơi), quảng (rộng, rộng rãi), suy (sút kém), thuần (ròng, không pha tạp), thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu), thuần (thật, chân thật, chân chất), thuần (dễ bảo, chịu khiến), thuỷ (nước), (riêng), trữ (chứa, cất), trường (dài), trọng (nặng, coi nặng, coi là quý), (không, không có), xuất (đưa ra, cho ra), yếu (quan trọng).

ĐỌC THÊM

Đã có không ít nhà văn, nhà thơ nêu cao tấm gương học hỏi, gạn lọc từ ngôn ngữ đời thường của những người lao động chân lấm tay bùn những hạt vàng, làm tăng thêm sức hấp dẫn cho trang sách của mình.

Những năm tháng cuối đời, nhà thơ Nguyễn Bính làm việc ở Ti Văn hoá Nam Hà. Một đêm, ông trằn trọc không ngủ nổi chỉ vì một chữ còn khuyết trong câu thơ nọ. "Hạt mạ, mầm mạ gieo xuống đất, bén rễ rồi trỗi dậy, nhỏm dậy, vươn dậy, nhú thắng cái thân non bé xíu. Hiện tượng ấy gọi là gì nhỉ ?". Cứ thế nhà thơ suy nghĩ lung lắm. Không biết bao nhiêu lần ông vùng dậy hút thuốc lào, nhưng con chữ mà ông đang lần tìm kia thì vẫn cứ chơi trò ú tim.

Chợt nhà thơ "à" lên một tiếng, như bừng tỉnh. Đây rồi : mạ đã ngồi. Con chữ sống động mà một lần ông nghe được từ miệng người nông dân đã "bật mầm" trong tâm trí ông lúc này. Nguyễn Bính đặt bút viết:

Mộng một đêm qua mạ đã ngồi.

Cây lúa được người nông dân bao đời coi như con người : nó sống, nó cử động, nó nằm, nó ngồi, nó lớn rồi nó đứng cái. Nguyễn Bính tỏ ra rất tâm đắc với con chữ vừa tìm ra ấy (dẫn theo Chu Văn, Lời bạt Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, 1986).

[...] Nhà văn Nguyễn Thế Phương trong bài Nghĩ về viết truyện có kể : "Một lần tôi đi đường bằng xe đạp. Trước mắt tôi là hai người đàn bà gánh gánh, tôi bóp chuông. Cái chuông xe không kêu. Tôi lánh xe sang bên liền bị người đàn bà gánh gánh trẻ nhất cười và chế nhạo tôi : Xe anh này chuông điếc". Nguyễn Thế Phương phân tích : "Cái chuông điếc là cái chuông xe không kêu. Thì ra từ điếc không phải chỉ có nghĩa là tai không nghe được. Người điếc là người không nghe được tiếng người. Làm điếc tai người ta là làm ồn khiến người ta khó chịu. Rồi đến củ lạc điếc là củ lạc lép, không có hột. Đến cái chuông điếc thì thật là giỏi". Nguyễn Thế Phương xuýt xoa : "Ngôn ngữ dân gian nước ta phong phú là thế. Tôi ghi trong số tay, giật mình lấy làm lạ về sự phong phú của ngôn ngữ dân tộc mình".

Với nhà văn Tô Hoài thì việc học tập ngôn ngữ quần chúng đã trở thành "chủ trương" của ông : "Bao giờ đi thực tế tôi cũng ghi vào sổ những câu hay. Ví dụ nghe người ta nói đất át, về nhà tôi ghi đất át, nghe người ta nói cái cuốc ngáp, tôi ghi cái cuốc ngáp"... Hoặc khi Tô Hoài viết "sao mắt cua", thì ông giải thích : "Sao mắt cua là tiếng của làng Cát Động. Ngôi sao hiện ra lúc chập tối nó cứ thấy lẩy như mắt cua" (dẫn theo Hỏi chuyện các nhà văn, NXB Tác phẩm mới, 1977).

[...] Trên đây chỉ là một số dẫn chứng ít ỏi về tinh thần học hỏi quần chúng nhân dân lao động, đặc biệt là thôn dân, của các nhà văn ta.

(Theo Phạm Khải, Nhà văn Việt Nam với ngôn ngữ của thôn dân,
tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 4, 1996)

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 9 - Tập 1

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Công Dân 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập 2

NXB Giáo Dục Việt Nam - Tiếng Anh 9 - Tập 2

Sinh Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 9 (Quyển 4)

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

mi-thuat-8-941

Mĩ Thuật 8

Sách Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

toan-5-tap-2-1627

Toán 5 - Tập 2

NXB Kết nối tri thức - Toán 5 (Tập 2)

giao-duc-the-chat-1-45

GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

mi-thuat-2-1027

Mĩ Thuật 2

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

vo-bai-tap-toan-1-tap-mot-39

Vở bài tập TOÁN 1 - Tập Một

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.