(Trang 71)
- Khái quát về mạch điện
- Cảm biến và mô đun cảm biến
- Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến
- Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện
(Trang 72)
Sau bài học này, em sẽ:
- Trình bày được cấu trúc chung của mạch điện, thành phần và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện.
- Vẽ và mô tả được sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản.
Kể tên các thành phần cơ bản có trong mạch điện đơn giản ở Hình 14.1. Khi nào đèn , cùng sáng? |
Hình 14.1 Mạch điện đơn giản
I. Mạch điện
Mạch điện là một tập hợp các phần tử như nguồn điện; phụ tải; thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ được nối với nhau bằng dầy dẫn để thực hiện chức năng nhất định. Hình 14.2 thể hiện sơ đồ cấu trúc của mạch điện gồm 3 khối:
Nguồn điện | Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ | Phụ tải |
Hình 14.2. Sơ đồ cấu trúc của mạch điện
a) | b) | c) |
d) | e) | g) |
Hình 14.3. Một số phần tử của mạch điện.
KKHÁM PHÁ
Quan sát Hình 14.3, cho biết tên gọi các phần tử của mạch điện có trong hình.
(Trang 73)
Mỗi phần tử trong mạch điện có những vai trò khác nhau. Trong đó:
- Nguồn điện cung cấp năng lượng điện cho mạch điện hoạt động. Nguồn điện có thể lấy từ pin, acquy, lưới điện,...
- Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ dùng để truyền tải, đóng cắt nguồn điện, bảo vệ mạch điện khỏi bị quá tải, chập cháy. Ví dụ: dây dẫn, công tắc, cầu chì, ap to mát, cầu dao,...
- Phụ tải là phần tử sử dụng năng lượng điện như: đèn điện, quạt điện,....
Trên các sơ đồ mạch điện, người ta sử dụng các kí hiệu quy ước để biểu thị các phần tử trong mạch điện để giúp cho việc thông tin dễ dàng hơn (Bảng 14.1).
Bảng 14.1. Quy ước một số kí hiệu thông dụng trong sơ đồ mạch điện
Tên gọi | Kí hiệu | Tên gọi | Kí hiệu |
Dòng điện một chiều | Dây pha | ||
Dòng điện xoay chiều | Dây trung tính | ||
Cực dương | Hai dây dẫn chéo nhau | ||
Cực âm | Hai dây dẫn nối nhau | ||
Mạch điện ba pha | Cầu dao hai cực, ba cực | ||
Công tắc hai cực | Công tắc ba cực | ||
Cầu chì | Chấn lưu | ||
Ổ điện | Chuông điện | ||
Đèn sợi đốt | Đèn huỳnh quang | ||
Quạt trần | Ổ điện và phích cắm |
II. Mạch điện điều khiển
Mạch điện điều khiển là mạch điện được sử dụng để thực hiện chức năng điều khiển. Mạch điện điều khiển thường có sơ đồ khối như Hình 14.4.
Nguồn điện | Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển | Đối tượng điều khiển |
Hình 14.4. Sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản
Mạch điện điều khiển đơn giản thường gồm: nguồn điện; cảm biến, bộ phận xử lí và điều khiển; đối tượng điều khiển.
- Nguồn điện: cung cấp năng lượng điện cho mạch hoạt động.
- Cảm biến, bộ phận xử lí và điều khiển:
+ Cảm biến: có nhiệm vụ cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hoá học, sinh học cần đo thành tín hiệu điện.
+ Bộ phận xử lí và điều khiển: tiếp nhận và xử lí tín hiệu điện từ cảm biến thành tín hiệu điều khiển tới đối tượng điều khiển.
(Trang 74)
- Đối tượng điều khiển: là các đối tượng được điều khiển để thực hiện một chức năng nào đó như máy bơm nước (trong mạch tưới nước tự động), bóng đèn (trong mạch chiếu sáng tự động), còi (trong mạch báo cháy),..
KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 14.5 và cho biết:
- Ứng dụng của mỗi mạch điện điều khiển.
- Tên và chức năng của các thiết bị cảm biến, đối tượng điều khiển ở các hình.
Cảm biến khói; Đèn chớp; Bộ xử lí và điều khiển; Còi báo a) | Máy bơm; Cảm biến độ ẩm; Bộ xử lí và điều khiển (b) | Cảm biến tiệm cận; Bộ xử lí và điều khiển; Còi báo c) |
Hình 14.5. Một số mạch điện điều khiển ứng dụng trong thực tế
KẾT NỐI NGHỀ NGHIỆP
Kĩ sư điện (Electrical engineer) là người lắp đặt, vận hành và bảo trì mạng lưới điện. Kĩ sư điện cũng là những chuyên gia về các mạch điện trong các sản phẩm như máy tính và các thiết bị gia dụng.
VẬN DỤNG
1. Kể tên nguồn điện; thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ; phụ tải có trong mạch điện ở gia đình em.
2. Vẽ và mô tả sơ đồ khối của một mạch điện điều khiển đơn giản mà em biết.