SGKVN

Ngữ Văn 8 - Tập 1 - Bài 2: Viết | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 2: Viết - Ngữ Văn 8 - Tập 1. Xem chi tiết nội dung bài Bài 2: Viết và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Ngữ Văn 8 - Tập 1 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 28)

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá)

Trong thực tế, hẳn em đã từng được tham gia những chuyến đi do nhà trường hoặc gia đình tổ chức. Đó có thể là chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá gắn với một sự kiện quan trọng trong quá khứ của dân tộc hoặc một danh nhân mà mọi người đều ngưỡng vọng. Ở phần Viết của bài học này, em sẽ thuật lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hoá để lại cho em ấn tượng sâu sắc, khó quên.

Yêu cầu:

• Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá.

• Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,...).

• Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,...).

• Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.

• Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.

Phân tích bài viết tham khảo

Chuyển tham quan khu lưu niệm Nguyễn Du

Nêu mục đích chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá.

“Chủ nhật tuần này, lớp mình sẽ tham quan khu lưu niệm nhà thơ Nguyễn Du theo kế hoạch dã ngoại của nhà trường” – khi nghe cô giáo chủ nhiệm thông báo như vậy, cả lớp cùng ồ lên. Theo lời cô, hoạt động này giúp học sinh biết yêu mến và tự hào về một trong những địa chỉ văn hoá quan trọng – nơi gìn giữ những dấu tích và hiện vật liên quan tới một nhà thơ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hoá của thế giới. Tôi cũng như nhiều bạn không giấu nổi vẻ háo hức, vì đây là lần đầu tiên được đến thăm khu di tích của đại thi hào ở mảnh đất Tiên Điền nổi tiếng.

Kể lại diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động nổi bật trong chuyến đi,...).

Ba chiếc xe khách chở hơn 100 học sinh khối 8 xuất phát từ sân trường lúc 7 giờ sáng. Phía trước mỗi xe đều có một dải băng rôn màu trắng in dòng chữ xanh đậm “Học sinh Trường THCS Phan Huy Chú tham quan quê hương đại thi hảo Nguyễn Du”. Trên xe, cô giáo phụ trách giới thiệu những vùng đất xe qua, không khác gì một hướng dẫn viên du lịch.

Đến gần phía nam cầu Bến Thuỷ, xe rẽ phải theo đường về trung tâm thị trấn huyện Nghi Xuân. Đi hơn chục cây số, đã thấy ở lề đường bên phải có một tấm biển khá to, với dòng chữ: Di tích quốc gia đặc biệt – Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du. Xe vừa dừng, chúng tôi ùa xuống, từng tốp đi vào một sân rộng phía trước ba toà nhà lợp ngói kết hình chữ U. Chính giữa sân là bức tượng Nguyễn Du, tay cầm bút lông, hết mặt suy tư, được đặt trên một bệ cao.

Sau khi trưởng đoàn đăng kí, chúng tôi được cô hướng dẫn viên dẫn đi và thuyết minh chi tiết về các hạng mục chính của khu di tích. Nhờ đó, chúng tôi biết rằng khuôn viên của khu di tích rộng hơn 4 héc-ta, với các công trình được bảo tồn, tôn tạo cẩn thận, chống lại sự bảo mòn của thời gian và tàn phá của chiến tranh.

Đan xen giữa kể chuyện với trình bày các thông tin chính và ấn tượng về những nét nổi bật của địa điểm tham quan. 

Nơi đầu tiên chúng tôi bước chân vào là căn nhà hai tầng nằm phía sau lưng tượng nhà thơ. Đó là nhà trưng bày các hiện vật gắn với cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào. Tất cả đều nằm yên lặng trong tủ kính, nhưng chúng như trở nên sinh động hơn qua những dòng ghi chú cụ thể. Đây là chiếc nghiên mực gắn với việc sáng tạo văn chương của Nguyễn Du, kia là bộ khay chén uống rượu mà Cụ thường dùng khi ở Tiên Điền, kia nữa là cái giá gương 

(Trang 30)

bằng gỗ khảm từng được đặt trong ngôi nhà Cụ ở. Rồi đĩa mai hạc lưu bút tích của Nguyễn Du đề tặng thơ khi đi sứ Trung Quốc, chiếc la bàn nhà thơ thường dùng mỗi lần đi săn trên núi Hồng Lĩnh, chiếc gạc nai dùng để treo quần áo trong phòng ngủ,... Mọi vật không hề có cái vẻ sang trọng, xa hoa mà đều khá giản dị, nhỏ gọn, khiến người xem cảm thấy thật gần gũi.

Tôi rất thích hai bức tranh treo hai phía của bức tường bên phải. Một bức vẽ cảnh Nguyễn Du đi săn trên núi Hồng Lĩnh của hoạ sĩ Nguyễn Đức Nùng, bức kia vẽ cảnh Nguyễn Du câu cá trên sông Lam của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung. Màu thời gian đã khiến hai bức tranh mang vẻ đẹp thâm trầm, cổ kính.

Cô hướng dẫn viên cho biết, hiện nhà trưng bày lưu giữ hơn 1000 hiện vật gắn với cuộc đời Nguyễn Du. Những gì liên quan đến sự nghiệp sáng tạo văn chương của nhà thơ cũng hết sức phong phú. Đó là các bản Truyện Kiều được in từ xưa đến nay, cuốn sách Thơ chữ Hán Nguyễn Du in lần đầu và những lần tái bản, các bản dịch Truyện Kiều ra một số thứ tiếng trên thế giới, nhiều bộ tranh minh hoạ Truyện Kiều, các công trình, luận văn, luận án nghiên cứu về Truyện Kiều và sáng tác của Nguyễn Du,... Độc đáo hơn cả có lẽ là độc bản Truyện Kiều viết tay trên giấy khổ lớn, chiều dài 1,6 m, chiều rộng 1,2 m, nặng 75 kg do ông Nguyễn Đình thực hiện. Cuốn sách kì lạ đó được đặt riêng trong một tủ kính giữa phòng trưng bày.

Sau khi tập trung chụp ảnh lưu niệm trước tượng Nguyễn Du và một số cảnh yêu thích, chúng tôi tản ra giữa khu vườn mênh mông, theo những lối nhỏ như ô bàn cờ, lát gạch đỏ, hai bên là từng hàng nguyệt quế xén vuông tăm tắp. Chúng tôi lần lượt tham quan, thắp hương tại nhà thờ Nguyễn Du, thăm nhà bình văn, nơi các bậc khoa bảng danh nho ngày xưa bàn luận văn chương... Những ngôi nhà gỗ xinh xắn, mái cong lớp ngói, bốn phía hành lang rợp bóng cây xanh thật mát mẻ, yên tĩnh, tưởng như bóng người xưa còn dạo gót đâu đây. Từng tốp học sinh thay nhau chụp ảnh dưới cây cổ thụ do cụ Nguyễn Quỳnh, ông nội của Nguyễn Du trồng cách đây ngót 300 năm. Đó là những chứng tích của bao thay đổi trên mảnh đất của tổ tiên.

Rời khu di tích, chúng tôi đi trên con đường rải nhựa quanh làng khoảng 3 km ra thăm mộ cụ Nguyễn Du. Khoảnh đất vuông bốn phía bao bởi tưòng thấp, nằm giữa khu nghĩa trang của một vùng quê. Gần cổng khuôn viên là một nhà bia nhỏ bốn mái, không tưởng, giữa dựng tấm bia đá khắc dòng chữ: Danh nhân văn hoá thế giới – Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Chúng tôi từng tốp lần lượt thắp hương rồi tập trung chụp ảnh lưu niệm trước ngôi mộ ốp đá vuông vắn, giản dị của nhà thơ vĩ đại.

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá.

Trên đường về, dường như ai cũng trầm lắng hơn. Có bạn cầm cuốn sách vừa mua ở nhà lưu niệm Nguyễn Du giở ra đọc. Có người mở điện thoại xem lại mấy bức ảnh đã chụp những cảnh yêu thích. Tôi cũng mua được một cuốn Truyện Kiều về

(Trang 31)

tặng bà, chắc bà sẽ vui lắm. Theo lời cô giáo, về trường, chúng tôi sẽ viết, vẽ về những gì để lại ấn tượng sâu sắc nhất qua chuyến tham quan. Vậy thì tôi sẽ vẽ, chắc chắn thế, bởi vì những cảnh vật được ngắm nhìn hôm nay bỗng lại hiện ra rõ mồn một trong tâm trí tôi, như một cuốn phim quay chậm.

(Bài làm của học sinh)

Thực hành viết theo các bước

1 TRƯỚC KHI VIẾT

a. Lựa chọn đề tài

Em hãy liệt kê một số chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá mà mình đã từng tham gia, sau đó, chọn một chuyến đi đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất để kể lại.

Mục đích viết
Chia sẻ những hiểu biết và trải nghiệm có được qua chuyến đi, thu hút sự quan tâm của mọi người về di tích lịch sử, văn hoá của dân tộc.
Người đọc
Những người quan tâm đến chuyến đi hoặc có nhu cầu hiểu biết về di tích lịch sử, văn hoá được nói đến.

b. Tìm ý

Sau khi lựa chọn được chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá làm đề tài cho bài viết, hãy tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hoá nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham được nó quan là gì? Bài viết tham khảo kể về chuyến tham quan khu lưu niệm Nguyễn Du của học sinh khối 8, do nhà trường tổ chức, phục vụ cho việc học tập.

- Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo,...). Xem cách nêu ý này ở bài viết tham khảo.

- Khung cảnh của điểm tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,...). Tham khảo các ý nói về tượng Nguyễn Du, nhà trưng bày hiện vật, nhà thờ Nguyễn Du, nhà bình văn, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi,...

- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hoá, lịch sử của đất nước; tình cảm với quê hương,...). Xem ý này ở bài viết tham khảo.

(Trang 32)

c. Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được vào từng phần để hình thành dàn ý.

Dàn ý

- Mở bài.

+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá.

+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.

- Thân bài:

+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,...).

+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hoá đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc,...).

– Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá.

2 VIẾT BÀI

Bám sát dàn ý để viết bài. Trong quá trình viết, em cần lưu ý:

– Các ý của bài viết đảm bảo phản ánh đúng trình tự thời gian của chuyến tham quan, ứng với từng điểm không gian khu di tích.

– Nêu được những hoạt động nổi bật khiến chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá để lại ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cho em.

- Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, vừa kể chi tiết, cụ thể vừa thể hiện được cảm xúc; sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, các yếu tố miêu tả, biểu cảm,... để tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

3 CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Sau khi hoàn thành bài viết, rà soát và chỉnh sửa theo gợi ý sau:

- Nếu bài viết chưa giới thiệu rõ về chuyến tham quan, cần viết cụ thể hơn.

- Nếu bài viết nêu chưa đầy đủ các hoạt động chính theo trình tự thời gian thì bổ sung và sắp xếp lại.

– Nếu việc kể, tả chưa làm nổi bật được đặc điểm của khu di tích và ấn tượng của người viết thì hình dung lại để viết thêm.

– Nếu bài viết chưa nêu rõ suy nghĩ, cảm xúc về chuyến đi thì bổ sung.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 8 - Tập 1

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

toan-8-tap-1-907

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 Cánh Diều

bai-tap-toan-6-tap-1-103

Bài Tập Toán 6 - Tập 1

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

vat-li-12-752

Vật Lí 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam, gồm 8 chương

tu-nhien-va-xa-hoi-1-4

Tự nhiên và Xã hội 1

Sách Lớp 1 Cánh Diều

am-nhac-1342

Âm nhạc

Âm nhạc

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.