(Trang 8)
Đó là những câu chuyện, không phải lịch sử.
Cái mà tôi muốn biết là những câu chuyện này
xảy ra khi nào và như thế nào.
E. H. Gôm-bríc (E. H. Gombric)
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
|
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
|
(Trang 9)
|
Đọc
TRI THỨC NGỮ VĂN
Truyện lịch sử
- Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người, là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra.
- Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó.
- Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn.
- Thông thường, truyện lịch sử tập trung khắc hoạ những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,... - những con người có vai trò quan trọng đồ với đời sống của cộng đồng, dân tộc. Tuy nhiên, các nhân vật đó hiện ra dưới cái nhìn riêng, thể hiện cách lí giải độc đáo của nhà văn về lịch sử. Bên cạnh đó, mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội cũng được nhà văn quan tâm thể hiện.
- Dù viết bằng văn xuôi hay văn vần, truyện ngắn hay tiểu thuyết, ngôn ngữ trong truyện lịch sử, nhất là ngôn ngữ nhân vật, phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng.
Chủ đề của tác phẩm văn học
Chủ đề của tác phẩm văn học là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lõi hay thông điệp chính của tác phẩm. Thông thường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung của tác phẩm.
(Trang 10)
Biệt ngữ xã hội
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.
VĂN BẢN HỌC VĂN BẢN 1. Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích), Nguyễn Huy Tưởng VĂN BẢN 2. Quang Trung đại phá quân Thanh (trích Hoàng Lê nhất thống chí), Ngô gia văn phái VĂN BẢN 3. Ta đi tới (trích), Tố Hữu |
VĂN BẢN 1
TRƯỚC KHI ĐỌC
- Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,... mà em đã đọc, đã xem).
- Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?
ĐỌC VĂN BẢN
Lá cờ thêu sáu chữ vàng(1)
Trích, NGUYỄN HUY TƯỞNG
Hoài Văn(2) nằn nì thế nào, quân Thánh Dục(3) cũng không cho chàng xuống bến Hầu(4) đứng trên bờ, thẫn thờ nhìn bến Bình Than Hai cây đa cổ thụ bóng râm mát che kín cả một khúc sông.
Dưới bến, những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư(5), đậu dải san sát, sơn đủ các màu. Trên mui thuyền, phất phới những lá cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương,
(1) Lá cờ thêu sâu chữ vàng là cuốn truyện lịch sử gồm 18 phần. Nhân vật chính của tác phẩm là Trần Quốc Toản, một thiếu niên thuộc dòng dõi nhà Trần, sớm mồ côi cha. Khi quân Nguyên lăm le sang cướp nước ta, do chưa đến tuổi trưởng thành, không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc, Trần Quốc Toản đã về xin mẹ được chiêu mộ binh lính, huấn luyên quân sĩ, dựng cờ lớn để sáu chữ Phá cường địch báo hoàng ân (Diệt giặc mạnh báo ơn vua), ra trận diệt giặc, lập nhiều chiến công.
(2) Hoài Văn: tên chủ của Trần Quốc Toản.
(3) Quân Thành Dực: quân sĩ bảo vệ vua.
(4) Hầu: tước thứ hai, sau tước công trong bậc thang tước hiệu thời phong kiến. Đây là tước hiệu của Trần Quốc Toản.
(5) Hội sư: gặp nhau để bàn việc quân.
(Trang 11)
của Chiêu Thành Vương, chú ruột mình. Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự(1). Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tản vàng, tán tía và đồ nghi trượng(2) của đấng thiên tử(3). Hết thuyền của các đại vương, là thuyền của các tước vương bậc dưới, rồi đến thuyền của các tước hầu, cuối cùng là thuyền của các tướng sĩ đi hộ vệ. Mắt Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hung Hiếu Vương... Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt. Những người em họ ấy, chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này! Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa.
Qua các cửa sổ có chấn song triện(4) và rủ mành mảnh hoa của thuyền rồng(5), Hoài Văn thấy các vương hầu đang ngồi bản việc nước với quan gia(6). Hoài ăn chẳng biết các vị nói gì. Nhưng bàn gì thì bàn, Hoài Văn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh Chiêm Thành hay chống cự lại mà thôi. Dã tâm(7) của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam. Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại? Chao ôi! Lúc này mà Hoài Văn được xuống thuyền rồng và được bàn việc nước! Chàng sẽ quỳ trước mặt quan gia, và xin quan gia cho đánh!
Thuyền rồng im lặng. Tần tán(8), cờ quạt và các đồ nghi trượng in màu son vàng trên mặt nước sông trong vắt. Chốc chốc lại thấy những người nội thị quỳ ở ngoài mui, dâng trầu cau, dâng trà, dâng thuốc. Hoài Văn muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống bến nhưng lại sợ tội chém đầu.
Chàng muốn thét to: “Xin quan gia cho đánh”, nhưng lại e phạm thượng(9)!
Mấy tháng ở kinh, thấy sứ Nguyên hạch sách đủ điều, Hoài Văn chỉ có một ý nghĩ là đánh, đánh để giữ lấy quốc thể(10). Rồi lại đến ngày quan gia mời các bô lão khắp bàn dân thiên hạ về kinh để nhà vua hỏi ý dân xem nên cho giặc mượn đường hay nên đánh lại. Các bô lão là những người quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chưa bao giờ được bản việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nằm tay, gân mặt, khẳng khái tâu lên. “Xin đánh!", trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả
(1) Thuyền ngự: thuyền của vua.
(2) Nghi trượng: vật dụng hoặc vũ khí trang hoàng nơi cung thất, dinh thự hay dùng khi đi đường của vua quan.
(3) Thiên tử: con trời, xưa dùng để chỉ nhà vua.
(4) Chấn song triện: chấn song hình dấu triện.
(5) Thuyền rồng: thuyền cô chạm hình rồng, xưa chỉ dành cho vua.
(6) Quan gia: từ dùng để chỉ vua nhà Trần trong cách xưng hô của những người trong hoàng tộc.
(7) Dã tâm: lòng dạ hiểm độc.
(8) Tàn tán: đồ dùng hình tròn, làm bằng vóc hoặc nhiễu, xung quanh rủ xuống, có cán dài, cầm để che cho bậc vua chúa hoặc che kiệu trong các đám rước.
(9) Phạm thượng: phạm tội với bề trên.
(10) Quốc thể: danh dự của một quốc gia.