SGKVN

Địa Lí 8 - Bài 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM | Giáo Dục Việt Nam

Bài 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM - Địa Lí 8. Xem chi tiết nội dung bài Bài 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Địa Lí 8 | Giáo Dục Việt Nam

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐẤT VIỆT NAM

a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam

Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người.

Em hãy đọc tên các loại đất ghi ở hình 36.1.

b) Nước ta có ba nhóm đất chính

- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. Nhóm này chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 - 1m). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất bị xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.

Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hoá chúng ta cần phải làm gì?

Đất feralit hình thành trên đá ba dan và đá vôi có màu đỏ thẩm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

Quan sát hình 36.2, em hãy cho biết đất ba dan và đất đá vôi phân bố chủ yếu ở những vùng nào?

- Nhóm đất mùn núi cao.

Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dần sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11 % diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.

- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15 000 km2).

2. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ CẢI TẠO ĐẤT Ở VIỆT NAM

Hàng ngàn đời nay cuộc sống của nhân dân ta, trước hết là nông dân, đã gắn bó với đất đai và cây lúa nước. Những kinh nghiệm về sử dụng, cải tạo đất của cha ông ta còn lưu truyền và được chúng ta tiếp nhận, phát huy.

Ngày nay nhiều vùng đất nông nghiệp của nước ta đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả, năng suất và sản lượng cây trồng đã tăng nhiều lần so với trước đây. Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn có nhiều điều chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên mười triệu hecta.

Nhà nước ta đã ban hành Luật đất đai để bảo vệ và sử dụng đất ngày càng tốt hơn.

Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, để canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...

Nước ta có ba nhóm đất chính. Nhóm đất feralit miền đồi núi thấp và nhóm đất mùn núi cao chiếm 7.6% diện tích đất tự nhiên, phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, thường được trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm. Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên; đất tơi xốp và giữ nước tốt, được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp hàng năm.

Đất đai là tài nguyên quý giá cần phải sử dụng đất hợp lí, chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền đồi núi và cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở miền đồng bằng ven biển.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. So sánh ba nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng.

2. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.

a) Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.

b) Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.

c) Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Địa Lí 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 8 (Quyển 3)

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

lich-su-va-dia-li-7-phan-dia-li-882

Lịch Sử Và Địa Lí 7 (Phần Địa Lí)

Sách Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

toan-2-tap-mot-361

Toán 2 - Tập Một

Sách Lớp 2 Cánh Diều

toan-3-tap-hai-374

Toán 3 - Tập Hai

Sách Lớp 3 Cánh Diều

hoat-dong-trai-nghiem-1-58

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

hoat-dong-trai-nghiem-huong-nghiep-6-109

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 6

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.