[trang 15]
PHẦN 2: VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
Bài 2. Phối hợp giai đoạn chạy lao vá chạy giữa quãng
MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT
● Phối hợp được giai đoạn chạy lao và chạy giữa quãng.
● Biết một số quy định về bàn đạp trong chạy cự ly ngắn.
● Biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện.
● Đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện.
>> Khởi động chung
● Chạy chậm.
● Bài tập tay không.
● Khởi động các khớp.
● Bài tập căng cơ.
>> Khởi động chuyên môn
Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ trên cự ly từ 15 - 20m. Thực hiện từ 1 - 2 lần.
KIẾN THỨC MỚI
1. Phối hợp giai đoạn chạy lao và chạy giữa quãng
Sự chuyển tiếp từ chạy lao sau xuất phát sang chạy giữa quãng được đặc trưng bởi cấu trúc nhịp điệu bước chạy.
Trong giai đoạn chạy từ khi xuất phát thấp đến khoảng 15m đầu, cần chú ý tăng lực và tốc độ đạp sau đưa cơ thế lao nhanh về trước. Các giai đoạn tiếp theo cần chú ý tích cực đưa chân lăng từ trước lên trên, giảm dần độ ngả thân người để chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng.
Trong chạy giữa quãng cần hạn chế chuyển trọng tâm sang hai bên hoặc nhấp nhô. Tay đánh tích cực, phối hợp với các bước chạy để giữ thăng bằng.
[trang 16]
Quá trình phối hợp chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quảng cần chú ý thực hiện bước chạy tự nhiên, phù hợp, không cổ tập trung kéo dài bước chạy: không đột ngột ngã thân người, đặc biệt ở cuối giai đoạn chạy lao sau xuất phát (25 - 30m đấu cự li).
2. Một số quy định về bàn đạp trong chạy cự li ngắn
- Các bàn đạp xuất phát được sử dụng cho tất cả các cuộc thi dưới và tới 400 m
(bao gồm vòng đầu tiên của 4 x 200 m và 4 x 400 m). Khi đặt ở vị trí trên đường chạy, không bộ phận nào của bàn đạp được đẻ lên vạch xuất phát hoặc lần sang ở chạy khác.
- Các bàn đạp xuất phát phải phù hợp với các đặc điểm kĩ thuật chung:
(1) Phải có cấu trúc hoàn toàn cứng và không được tạo cho VĐV lợi thế không chính đáng.
(2) Phải được cố định vào đường chạy bằng một số ghim hoặc đinh được bố trí để ít gây tổn hại nhất tới đường chạy. Việc lắp đặt phải cho phép các bàn đạp xuất phát được tháo ra nhanh và dễ.
(3) Khi một VĐV sử dụng bàn đạp xuất phát của riêng mình thì bàn đạp này phải tuân theo mục (1) và (2) ở trên. bàn đạp xuất phát có thể theo bất khi thiết kế hoặc cấu trúc nào miễn là chúng không gây cản trở cho các VĐV khác.
LUYỆN TẬP
1. Luyện tập phối hợp giai đoạn chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng
- Chạy 60m xuất phát thấp: Thực hiện kĩ thuật xuất phát thấp, sau đó chạy tăng tốc độ trên cự li 60m. Thực hiện lặp lại từ 2 - 3 lần, thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 1- 3 phút.
- Chạy 60m xuất phát cao: Thực hiện kĩ thuật xuất phát cao, sau đó chạy tăng tốc độ theo đường thăng trên cư li 60 m. Thực hiện lặp lại từ 2 - 3 lần, thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 1- 3 phút.
- Chạy 100m xuất phát thấp: Thực hiện kĩ thuật xuất phát thấp, sau đó chạy tăng tốc độ trên cự ly 100m. Thực hiện lặp lại từ 2- 3 lần, thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 3 - 5 phút.
- Thi đầu chạy cự li 100m: Tổ chức thi đầu tập nội dung chạy cự li 100m xuất phát thấp.
[trang 17]
2. Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
● Chạy tăng tốc độ
Chạy tăng tốc độ trên cự ly từ 30 - 50 m. Thực hiện lặp lại từ 2- 3 lần, thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 2 - 3 phút.
● Tại chỗ chạy nâng cao đùi
Tại chỗ chạy nâng cao đùi trong khoảng thời gian từ 15 - 20 giây. Thực hiện lặp lại từ 2 - 3 lần, thời gian nghỉ giữa các lần tập tử 1 - 3 phút.
● Chạy đạp sau
Chạy đạp sau trên cự li từ 15 - 20m. Thực hiện lập lại từ 3 - 5 lần, thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 1 - 3 phút.
Hình thức tổ chức tập luyện
Các bài tập trong tùy theo từng nội dung có thể tập luyện cả nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.
Nội dung nhận xét, đánh giá
Tư đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn theo các nội dung sau: Mức độ phối hợp giữa giai đoạn chạy lao và chạy giữa quãng; tốc độ và cự ly thực hiện bài tập: tư thế thân người; nhịp điệu bước chạy.
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN SỨC NHANH
1. Chia nhóm
Chuẩn bị: Người chơi đứng thành vòng tròn lớn.
Cách chơi: Người chỉ huy cho người chơi di chuyển theo tín hiệu (di chuyển sang trái, sang phải, tiến, lùi, quay sau, ngồi xuống, đứng lên....), sau đó bật ngờ đưa ra hiệu lệnh chia nhóm 4 người (3 người, 5 người,...). Người chơi nhanh không di chuyển vào các nhóm trong thời gian từ 3 - 5 giây (H1). Những nhóm thừa hoặc thiếu người sẽ rời khỏi trò chơi. Những người còn lại sẽ tiếp tục lượt chơi tiếp theo.
Hình 1. Sơ đồ trò chơi "chia nhóm"
2. Tiếp sức hỗn hợp
Chuẩn bị:
- Kẻ vạch xuất phát và các vạch giới hạn A, B, C song song và cách nhau 10m như sơ đồ H.2.
- Chia số người chơi thành các đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng ở sau vạch xuất phát.
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người đầu hàng của mỗi đội thực hiện bật cóc từ vạch xuất phát tới vạch A, chạy nâng cao đùi từ vạch A tới vạch B, chạy đạp sau từ vạch B tới vạch C, sau đó chạy nhanh về chạm tay người tiếp theo ở vạch xuất phát và di chuyển về cuối hàng (H.2). Lần lượt thực hiện cho đến khi tất cả các thành viên hoàn thánh lượt chơi. Đội nào hoàn thành đầu tiên sẽ thắng cuộc.
Hình 2. Trò chơi "tiếp sức hỗn hợp"
VẬN DỤNG
1. Kĩ thuật chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng khác nhau như thế nào? Hãy cho biết những điểm cần chú ý khi thực hiện phối hợp giai đoạn chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng.
2. Em hãy cho biết bàn đạp xuất phát được sử dụng đối với cự li nào. Hãy nêu những điểm cần chú ý khi chọn vị trí đóng bàn đạp.
3. Vận dụng kĩ thuật chạy cự li ngắn (100m), các bài tập bổ trợ và trò chơi vận động trong hoạt động vui chơi, tập luyện hằng ngày để tăng cường sức khỏe và thể lực.