(Trang 123)
Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại
Ở phần Đọc, em đã được học các văn bản nói về những nét đẹp riêng của các vùng miền. Những nét đẹp đó gắn với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện những giá trị văn hoá lâu đời của mỗi địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, những nét đẹp đó liệu có còn hiện diện và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay hay không? Trong những bài học trước, em đã được làm quen với cách trình bày ý kiến về các vấn đề trong đời sống. Tiếp nối nội dung nói và nghe đó, ở bài học này, em sẽ tập trình bày ý kiến riêng của mình về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại.
1 TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói
Mục đích nói Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống nhằm thể hiện thái độ sống tích cực, có trách nhiệm và thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình. Người nghe Thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến văn hoá truyền thống. |
- Văn hoá truyền thống là vấn để được nhiều người quan tâm. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang từng bước hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, văn hoá truyền thống có nhiều cơ hội
(Trang 124)
nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Để trình bày ý kiến về vấn đề này, em cần chuẩn bị kĩ nội dung nói dựa trên trải nghiệm của chính mình và thông tin từ những tài liệu thu thập được.
– Gợi ý một số vấn để em có thể chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình: thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại, việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hoá truyền thống đối với du khách, giá trị của các làng nghề truyền thống đối với phát triển kinh tế và văn hoá, sức cuốn hút của đặc sản địa phương, vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương.....
– Trên cơ sở tìm hiểu toàn diện về vấn đề được lựa chọn và xác định ý kiến của mình về vấn đề đó, em cần hình dung trước những ý kiến phản bác có thể có để xây dựng bài nói có chiều sâu, bao quát được nhiều tình huống thực tế.
– Nếu bài nói có đề cập giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống, cần chú ý tới tính cụ thể, thiết thực, khả thi của những kế hoạch, hoạt động mà mình để xuất. Tránh nêu giải pháp một cách chung chung khiến người nghe khó hình dung được kế hoạch hoạt động phải bắt đầu như thế nào.
– Lập dàn ý cho bài nói. Gợi ý những nội dung chính:
|
b. Tập luyện
– Khi tập luyện một mình, có thể thực hiện qua hai bước: nhìn vào bản dàn ý để nói và nói không cần sử dụng bản dàn ý. Đặc biệt, cần chú ý kiểm soát thời gian trình bày bài nói theo quy định hoặc theo dự kiến của bản thân.
– Khi tập luyện theo nhóm, cần luân phiên vào vai người nói hoặc người nghe, góp ý cho nhau về nội dung bài nói và cách biểu đạt bằng nét mặt cùng các động tác hình thể. Đặc biệt, cần tập nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi.
2 TRÌNH BÀY BÀI NÓI
a. Mở đầu
– Nêu vấn đề mà em muốn trình bày; nói khái quát lí do vì sao em chọn vấn đề đó.
(Trang 125)
Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một hình ảnh, câu chuyện, tình huống,... để tạo không khí sinh động, hào hứng.
b. Triển khai
– Lần lượt trình bày các ý được chuẩn bị sẵn trong dàn ý bài nói.
– Tránh quá tập trung vào một ý nào đó làm bố cục của bài nói bị mất cân đối, gây khó khăn cho việc đảm bảo thời gian nói theo quy định.
– Cần sử dụng ngôn ngữ nói tự nhiên (chỉ nên nhìn vào dàn ý khi phải dẫn nguyên văn một ý kiến nào đó hay khi phải nêu các số liệu khó nhớ).
Cần quan sát những phản ứng của người nghe để tập trung vào một khía cạnh nào đó của vấn đề đang được người nghe đặc biệt chú ý và có thể có ý kiến khác.
Sử dụng cử chỉ, điệu bộ và biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung trình bày.
– Các thao tác sử dụng bản trình chiếu (nếu có) phải được thực hiện gọn gàng, dứt khoát.
c. Kết luận
Tóm lược nội dung đã trình bày.
Hướng người nghe vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống.
3 SAU KHI NÓI
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe | Người nói |
|
|