Nói và nghe (trang 53)
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)
Ở phần Đọc, hai bài thơ Đồng dao mùa xuân và Gặp lá cơm nếp hẳn đã gợi cho em những suy nghĩ về người lính, về tình yêu đất nước, về sự hoà quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương. Trong phần Nói và nghe dưới đây, em sẽ chia sẻ suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gọi ra từ tác phẩm văn học đã đọc để phát triển kĩ năng nói của bản thân. Sự hấp dẫn và thuyết phục trong cách trình bày, tinh thần cầu thị khi tiếp thu ý kiến nhận xét của người nghe, cách trao đổi với bạn trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau,... là những điều em sẽ được rèn luyện trong phần thực hành này.
1. TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Trước hết, em cần dựa vào các tác phẩm văn học đã đọc kết hợp với chính trải nghiệm của bản thân và thông tin từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để chọn một nội dung phù hợp.
Mục đích nói Chia sẻ suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học) và thuyết phục người nghe về vấn đề đó. Người nghe Thầy cô, bạn bè, người thân và những người quan tâm đến vấn đề em nói. |
Chẳng hạn, ngoài chủ đề về người lính, về tình yêu đất nước, về sự hoà quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương, em cũng có thể nói về lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng, về những đổi thay của cuộc sống hôm nay.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, đoạn phim ngắn... để minh hoạ cho bài nói.
- Lập dàn ý cho bài nói. Chẳng hạn, nếu em chọn trình bày suy nghĩ về hình ảnh người lính thì các ý chính có thể là: vẻ đẹp của người lính, những biểu hiện cụ thể của vẻ đẹp ấy, suy nghĩ của em về vẻ đẹp của người lính,
+ Giới thiệu về người lính (người lính nói chung hay người lính ở một binh chủng, đơn vị cụ thể), ấn tượng chung của em về người lính đó.
+ Nêu cụ thể những việc làm, hành động của người lính đã để lại ấn tượng đậm nét cho em (cần chú ý dựng lại được bối cảnh thời gian, không gian của các việc làm, hành động đó).
+ Nêu những suy nghĩ của em về việc làm của người lính, rút ra bài học từ thái độ sống và tinh thần xả thân vì nhân dân của người lính.
b. Tập luyện
Để bài nói đạt kết quả tốt, em hãy tập luyện trước khi trình bày.
– Em có thể tập nói một mình để tự điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu nói sao cho phù hợp. Em cũng có thể tập nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ góp ý.
3 lượng bài nói sao cho phù hợp với th – Điều chỉnh dung lượng bài nói sao cho phù hợp với thời gian quy định.
2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI (trang 54)
- Trình bày đầy đủ, mạch lạc những nội dung đã chuẩn bị.
- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ....
- Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói, sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung nói; thể hiện sự tương tác tích cực với người nghe.
- Trình bày bài nói trong thời gian quy định.
3 SAU KHI NÓI
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe | Người nói |
Nhận xét về bài trình bày của bạn với thái độ chân thành, tinh thần xây dựng. Có thể trao đổi về một số nội dung như:
| Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:
|