Trang 129
Học xong bài này, em sẽ:
• Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp.
• Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.
Từ xưa tới nay con người vẫn muốn tìm hiểu: Trong lòng Trái Đất có gì? Cấu tạo của Trái Đất ra sao? Bài học này sẽ để cập tới những vấn đề đó. |
1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Em có biết?
Việc nghiên cứu vật chất trong lòng Trái Đất là một vẫn để khó khăn. Các nhà khoa học hiện nay dùng phương pháp địa chấn để suy đoán cấu trúc cũng như thành phần và trạng thái của vật chất ở trong lòng Trái Đất.
Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất
- Độ dày từ 5-70 km
- Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng. tối đa đến 1000°C
Vỏ Trái Đất: Rần
- Độ dày 2.900 km
- Man-ti Quánh dẻo - Rắn
- Nhiệt độ từ 1500°C đến 3.700°C
- Độ dày khoảng 3400 km
- Nhin Lông - Rần
- Nhiệt độ khoảng 5000°C
Hình 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất
? Hãy nêu sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (có thể lập bảng so sánh).
Trang 130
Em có biết?
Khi một mảng đại dương và một mảng lục địa xô vào nhau sẽ hình thành một dải núi lửa ở rìa mảng lục địa; tạo ra dãy núi cao ở lục địa và vực biển sâu ở đại dương. Điển hình là dãy núi An-đét và vực biển Pê-ru - Chi-lê ở Nam Mỹ.
2. Các địa mảng (mảng kiến tạo)
Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa màng nằm kề nhau. Do tác động của vật chất nóng chảy (mac-ma) trong lớp man-ti, các địa màng di chuyển với tốc độ rất chậm. Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành các dãy núi, các vực sâu,... kèm theo là các hiện tượng động đất và núi lửa.
? Quan sát hình 2, em hãy:
Kể tên các địa mảng lớn của Trái Đất. Việt Nam nằm ở địa mảng nào?
Dựa vào chú giải, tìm trên hình các địa màng xô vào nhau và đới tiếp giáp của các địa mảng đó.
Hai mảng xô vào nhau
Hướng di chuyển của các địa mảng
Hai mảng tách xa nhau
Các địa mảng nhỏ
Hình 2. Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất
Luyện tập và Vận dụng 1. Vẽ vào vở một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất, thể hiện trên đó cấu tạo bên trong của Trái Đất. 2. Tìm kiếm thông tin và trình bày về vành đai núi lửa Thái Bình Dương. |