Học xong bài này, em sẽ:
- Giới thiệu và nhận xét được tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
- Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã.
- Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã.
Mở đầu
Hy Lạp và La Mã đều nằm trên bờ bắc Địa Trung Hải với nhiều đảo nhỏ. Địa Trung Hải giống như một cái hổ lớn, tạo nên con đường giao thông thuận lợi giữa các vùng đất. Vì vậy, từ rất sớm, nơi đây đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp. Hy Lạp là một trong những nền văn minh thế giới thời cổ đại, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực Địa Trung Hải, trong đó có La Mã.
Điều kiện tự nhiên đã có tác động như thế nào đốn sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã? Tổ chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã có gì nổi bật? Những thành tựu văn hoá tiêu biếu của Hy Lạp và La Mã là gì?
Kiến thức mới
1. Điều kiện tự nhiên
Hình 9.1. Lược đồ Hy Lạp cổ đại
La Mã cổ đại có lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hy Lạp (nam bán đảo Ban-căng), miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.
Hy Lạp có ít đồng bằng, đất đai không thuận lợi cho trồng cây lương thực nhưng thích hợp với việc trồng nho và ô liu. Hy Lạp có nhiều loại khoáng sản như sắt, đồng, vàng,... có nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự đi lại và trú ẩn của tàu thuyền.
Nơi khởi sinh nền văn mình La Mã là I-ta-li-a, một bán đảo lớn, dài và hẹp hình chiếc ủng kéo dài ra Địa Trung Hải, xung quanh có ba đảo lớn là Xi-xin ở phía nam, Coóc-xơ và Xác-đe-nhơ ơ phía tây.
Hình 9.2. Lược đồ La Mã (từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ II)
Bán đảo I-ta-li-a có nhiều đồng, chì, sắt,… và hàng nghìn ki-lô-mét đường bờ biển, có nhiều cảng vịnh thuận lợi cho việc buôn bán trên biển.
Câu hỏi
Dựa vào các lược đồ hình 9.1 và 9.2 đọc thông tin, hãy:
- Xác định vị trí địa lí của Hy Lạp, La Mã cổ đại
- Trình bày điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã.
2. Tổ chức nhà nước thành bang
Từ khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời. Trong đó, hai thành bang tiêu biểu nhất là Xpác-ta và A-ten. Đây là những nhà nước chiếm hữu nô lệ.
Các thành bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thông kinh tế, đo lường, tiên tệ và những thần bảo hộ riêng. Mặc dù đều là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô, nhưng thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau.
Góc khám phá
A-ten là thành bang tiêu biểu ở Hy Lạp thời cổ đại, có diện tích khoảng 2 000 km², dân số khoảng 400 000 người.
Hình 9.3 thành bang A-ten (hình mô phỏng)
Hơn 30 000 người là công dân A-ten, có tư cách và có quyền công dân. Khoảng 15 000 kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư) được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân. Khoảng hơn 300 000 nô lệ lao động, phục dịch, là tài sản riêng của chủ nô. Hơn 30 000 công dân A-ten họp thành Đại hội nhân dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước quyết định mọi công việc.
Câu hỏi
- Trình bày tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp.
- Hãy kể tên các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten.
3. Tổ chức nhà nước đế chế
Khoảng thế kỉ III TCN, thành bang La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành bang trên bản đảo I-ta-li-a, chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp, các thành bang ven bờ Địa Trung Hải và trở thành một đế quốc. Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào khoảng thế kỉ II.
Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã. Tuy không xưng là hoàng đế nhưng trong thực tế, Ốc-ta-viu-xơ đã nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng cao cả, tối cao).
Hình 9.4. Tượng Ô-gu-xtu-xơ
Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng, với số nghị viên khoảng 600 người, nhiều chức năng của Đại hội nhân dân trước đó được chuyển giao cho Viện Nguyên lão.
Hình 9.5. Một thành viên đang diễn thuyết tại viện Nguyên lão (tranh minh họa)
Góc khám phá
Thời La Mã cổ đại, vào năm 73 TCN, Xpác-ta-cút đã lãnh đạo các đấu sĩ nô lệ vùng lên chống lại chủ nô. Lực lượng quân khởi nghĩa ngày càng đông, có lúc lên tới 120 000 người. Viện Nguyên lão đã phải điều 8 binh đoàn đến đàn áp.
Năm 71 TCN, nghĩa quân của Xpác-ta-cút đã kiên cường chống lại các đợt tấn công của quân La Mã. Tuy nhiên, do chênh lệch về lực lượng, Xpác-ta-cút và hàng chục nghìn người bị giết khoảng 6.000 người bị bắt làm tù binh và bị đóng đinh trên thập tự giá.
Câu hỏi
Quan sát lược đồ hình 9.2 (trang 43), các hình 9.4, 9.5 và đọc thông tin, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.
4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm ra lịch, đó là dương lịch.
Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ. Từ hệ thống chữ cái của người Hy Lạp, người La Mã sáng tạo ra mẫu chữ La-tin, được truyền bá và sử dụng rộng rãi trên thế giới sau này.
Hình 9.6. Bảng chữ cái của người Hy Lạp
Hình 9.7. Văn khắc bằng tiếng La-tin ở đấu trường Cô-li-dê (La Mã)
Người La Mã dùng chữ viết số, gọi là số La Mã.
Thể loại văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp là thần thoại. I-li-át vào Ô-đi- xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp.
Ở Hy Lạp xuất hiện nhiều nhà sử học nổi tiếng như Hê-rô-đốt với tác phẩm Lịch sử (Historiai), Tu-xi-đít với tác phẩm Lịch sử chiến tranh Pê-lô-pô-nê,... Sử học Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương Tây. Ở La Mã, nổi tiếng nhất là nhà sử học Pô-li-biu-xơ.
Hình 9.8. Mặt một chiếc đồng hồ sử dụng số La Mã
Hình 9.9. Tượng cẩm thạch Hê-đô-đốt tại bảo tàng A-ten (Hy Lạp)
Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học như thiên văn, địa lí, toán học, vật lí, triết học với nhiều tên tuổi nổi tiếng như, Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét, Stra-bôn, Hê-ra-clít,...
Hình 9.10. Nhà toán học Pi-ta-go (tranh minh họa)
Các nhà khoa học ở La Mã chủ yếu tiếp thu những thành tựu trước đó của người Hy Lạp. Những nhà khoa học nổi tiếng ở La Mã như Ptô-lê-mê, Xi-xê-rô,...
Người Hy Lạp và La Mã đã tạo nên rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ.
Hình 9.11. Tượng lực sĩ ném đĩa
Hình 9.12. Đấu trường Cô-li-dê (La Mã)
Góc mở rộng
Viện bảo tàng Lu-vờ-rờ hiện đang lưu giữ khoảng hơn 380.000 hiện vật được trưng bày trong 8 khu chính trong đó có các khu trưng bày hiện vật của Ai Cập Hy Lạp và La Mã cổ đại,...
Địa chỉ: Quận 1, Pa-ri, Pháp.
Website: louvre.fr
Hình 9.13 khung cảnh bên ngoài viện bảo tàng Lu-vờ-rờ
Câu hỏi
- Quan sát các hình từ 9.6 đến 9.12 và đọc thông tin, hãy nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã.
- Những thành tựu văn hóa nào của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?
Luyện tập và vận dụng
Luyện tập1. Trình bày những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã. 2. Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại. Vận dụng3. Hãy tìm kiếm thông tin và giới thiệu một công trình kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp hoặc La Mã mà em ấn tượng nhất. |