Học xong bài này, em sẽ:
- Giới thiệu được điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng.
- Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ thời cổ đại.
- Nhận biết được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại.
Mở đầu
Cum Mê-lơ là lễ hội truyền thống của những người theo Ấn Độ giáo. Ngày nay, lễ hội được tổ chức 3 năm một lần, kéo dài gần hai tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Trong thời gian diễn ra lễ hội, hàng chục triệu người đã hành hương về đây đề tắm và thực hiện các nghi lễ tôn giáo trên dòng sông Hằng.
Hình 7.1. Quang cảnh lễ hội Cum Mê-lơ
Sông Hằng là một trong hai con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Ẩn Độ thời cổ đại. Vậy các con sông đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ? Những thành tựu văn hoá tiêu biểu củaẤn Độ thời cổ đại là gì?
Kiến thức mới
1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng
Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Bang-la-đét,... ngày nay. Phía Bắc là những dãy núi cao như bức tường thành; phía tây và phía đông là những vùng đồng bằng trù phú được tạo nên bởi sự bồi đắp phù sa của sông Ấn và sông Hằng.
Ở lưu vực sông Hằng, có sự tác động của gió mùa, mưa nhiều, cây cối tốt tươi, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
Hình 7.2. Lược đồ Ấn Độ cổ đại
Câu hỏi
- Dựa vào lược đồ hình 7.2 và đọc thông tin, hãy nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng
- Điều kiện tự nhiên đó ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ?
2. Chế độ xã hội của Ấn Độ
Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tải lưu vực sông Ấn người ra Đra-vi-đa để trồng lúa mì lúa mạch trồng bông dệt vải và thuần dưỡng vật nuôi dần hình thành khác thành thị cổ tiêu biểu là Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa.
Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ và thành lập nên một số nhà nước. Họ xua đuổi và biến người Đra-vi-đa thành nô lệ, người hầu, trở thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp. Chế độ này được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na (sự phân biệt về chủng tộc và màu da)
Bra-man (Tăng lữ)
Ksa-tri-ta (Quý tộc, chiến binh)
Vai-si-a (Nông dân, thương nhân, thợ thủ công)
Su-đra (Những người thấp kém trong xã hội)
Hình 7.3. Sơ đồ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại
Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
Câu hỏi
Dựa vào sơ đồ hình 7.3, hãy kể tên các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại.
3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ
Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo. Trong đó, hai tôn giáo ảnh hưởng nhất là Hin-đu giáo và Phật giáo.
Hình 7.4. Ba vị thần trong Hin-đu giáo
(từ trái qua phải: thần Bra-ma, thần Vít-nu, thần Si-va)
Hình 7.5. Một bức tượng Phật (Ấn Độ, thế kỉ IV)
Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là chữ Phạn (San-krít), sau này được lan truyền và ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Ấn Độ có một nền văn học phong phú với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi với hai tác phẩm đồ sộ là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
Em có biết?
Ma-ha-bha-ra-ta gồm khoảng 110 000 câu thơ đôi, phản ánh toàn bộ đời sống của người Ấn Độ cổ đại. Ra-ma-ya-na gồm khoảng 24 000 câu thơ đôi mô tả cuộc tình giữa hoàng tử Ra-ma và nàng Xi-ta.
Hình 7.6. Một trang trong sử thi Ma-ha-bha-ra-ta
Các công trình kiến trúc của Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định, nổi bật nhất là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo
Hình 7.7. Chùa Hang A-gian-ta
Người Ấn Độ đã biết làm ra lịch, chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày (một năm có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thêm một tháng nhuận.
Đặc biệt, người Ấn Độ sáng tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn được sử dụng (thường gọi là chữ số Ả Rập). Trong đó, quan trọng nhất là sáng tạo ra chữ số 0.
Hình 7.8. Các chữ số do người Ấn Độ sáng tạo ra mà ngày nay vẫn đang được sử dụng
Câu hỏi
Dựa vào các hình từ 7.4 đến 7.8 và đọc thông tin, hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.
Luyện tập và vận dụng
Luyện tập1. Trình bày điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ. 2. Nêu những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại Vận dụng3. Hãy kể tên một số thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến Việt Nam. |