SGKVN

Lịch Sử Và Địa Lý 6 - Bài 11. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Cánh Diều

Bài 11. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Lịch Sử Và Địa Lý 6. Xem chi tiết nội dung bài Bài 11. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Lịch Sử Và Địa Lý 6 | Cánh Diều

Học xong bài này, em sẽ:

- Phân biệt được một số dạng địa hình chính trên Trái Đất.

- Kể tên được một số loại khoáng sản.

Mở đầu

Những hiểu biết về địa hình rất quan trọng vì hoạt động của con người, từ sản xuất đến sinh hoạt, đều diễn ra trên những địa hình nhất định và chịu ảnh hưởng của địa hình. Vậy trên Trái Đất có những địa hình nào? Các dạng địa hình đó có những đặc điểm gì?

Kiến thức mới

Các dạng địa hình

Núi

Em có biết?

- Núi thấp có độ cao từ 500 m đến dưới 1 000 m. Núi trung bình có độ cao từ 1 000 m đến dưới 2 000 m. Núi cao có độ cao từ 2 000 m trở lên.

- Núi già được hình thành cách ngày nay hàng trăm triệu năm, đã trải qua các quá trình bào mòn. Núi trẻ mới được hình thành cách ngày nay khoảng vài chục triệu năm.

Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có độ cao trên 500m so với mực nước biển.

Núi có phần đỉnh núi, sườn núi và chân núi. Dưới chân núi là thung lũng - nơi tích tụ các sản phẩm bị xâm thực được vận chuyển từ sườn núi xuống núi.

Dựa vào độ cao, người ta chia ra thành núi thấp, núi trung bình và núi cao.

Dựa vào thời gian hình thành, người ta chia ra thành núi già và núi trẻ.

Hình 11.1. Mô phỏng các bộ phận của núi

Em có biết?

Đỉnh núi cao nhất thế giới là Ê-vơ-ret (tên khác là Chô-mô-lung-ma), cao khoảng 8 848 m. Ở nước ta không có nhiều đỉnh núi cao trên 2 000 m. Đỉnh núi cao nhất nước ta là Phan-xi-păng trên dãy Hoàng Liên Sơn, cao 3 143 m.

Hình 11.2. Quang cảnh các dãy núi già Ba-bơ-ton ở Nam Phi

Hình 11.3. Quang cảnh dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mỹ

Câu hỏi

Quan sát hình 11.2 và hình 11.3, hãy tìm các đặc điểm khác nhau (đỉnh núi, sườn núi, thung lũng) giữa núi già và núi trẻ.

Đồng bằng

Đồng bằng là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao thường dưới 200 m so với mực nước biển. Đồng bằng cao có độ cao từ 200 m đến 500 m gọi là đồng bằng cao.

Đồng bằng có hai nguồn gốc hình thành chính là bóc mòn và bồi tụ. Đồng bằng bóc mòn phần lớn là do băng hà; đồng bằng bồi tụ có thể do phù sa sông, cũng có thể do phù sa biển.

Hình 11.4. Mộc góc của Đồng bằng sông Cửu Long - đồng bằng bồi tụ rộng lớn nhất nước ta

Câu hỏi

Hãy kể tên hai đồng bằng bội tụ lớn ở nước ta hoặc trên thế giới.

Cao nguyên 

Cao nguyên là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao từ 500 m đến 1 000 m so với mực nước biển.

Cao nguyên thường có ít nhất một sườn dốc đổ xuống vùng đất thấp hơn.

Em có biết?

Ở vùng Tây Nguyên của nước ta có các cao nguyên ba-dan với các độ cao khác nhau, trong đó bằng phẳng nhất là cao nguyên Đắk Lắk và cao nguyên Mơ Nông.

Hình 11.5. Núi Hàm Rồng (núi lửa đã tắt) ở tỉnh Gia Lai của nước ta,
nổi lên ở cao nguyên ba-dan khá bằng phẳng và màu mỡ

Câu hỏi

Hãy cho biết cao nguyên có điểm gì giống và khác so với đồng bằng.

Đồi

Đồi là dạng địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao từ chân đồi đến đỉnh đồi không quá 200 m. Ở vùng chuyển tiếp giữa núi với đồng bằng thường có nhiều đồi. Đồi thường tập trung thành vùng.

Hình 11.6. Vùng đồi chè ở tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

Câu hỏi

Hãy cho biết điểm khác nhau giữa núi và đồi.

Địa hình cac-xtơ

Địa hình cac-xtơ là dạng địa hình độc đáo, được hình thành do các loại đá bị hoà tan bởi nước tự nhiên như đá vôi và một số loại đá dễ hòa tan khác.

Địa hình cac-xtơ rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Ở vùng núi đá vôi thường hình thành những hang động kì ảo rất có giá trị du lịch.

Em có biết?

Các di sản thế giới ở Việt Nam như vịnh Hạ Long, Tràng An, Phong Nha - Kẻ Bàng hay các công viên địa chất toàn cầu như Cao nguyên đá Đồng Văn và Non nước Cao Bằng chính là dạng địa hình cac-xtơ.

Ở vùng núi đá vôi, điều khiển sản xuất có nhiều khó khăn do thiếu đất sản xuất, lại thiếu nước trong mùa ít mưa.

Hình 11.7. Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (A) và động Thiên Đường thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình (B) là hai trong nhiều địa điểm hấp dẫn khách du lịch ở nước ta.

Khoáng sản

Đá có thành phần chủ yếu là khoáng vật.

Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên của khoáng vật được con người khai thác và sử dụng.

Em có biết?

Những nơi tích tụ khoáng sản có trữ lượng đủ lớn và chất lượng phù hợp để sử dụng trong nền kinh tế thì được gọi là mỏ khoáng sản.

Câu hỏi

Hãy kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta.

Khoáng sản có thể được phân loại theo một số cách khác nhau:

- Phân loại theo trạng thái vật lí: khoáng sản rắn (than đá; các loại quặng như quặng sắt, quặng nhôm, quặng thiếc,...);  khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước ngầm); khoáng sản khí (khí thiên nhiên).

Hình 11.8. Quặng sắt (A) và quặng vàng (B)

- Phân loại theo thành phần và công dụng:

Nhiên liệu: (dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, than nâu,...)

Kim loại: (sắt, đồng, nhôm, thiếc, chì - kẽm, vàng, ti-tan,...)

Phi kim loại: (đá vôi xi măng, set cao lanh, cát thủy tinh, đá quý, a-pa-tit,...)

Nước ngầm: (nước khoáng, nước ngầm)

Hình 11.9. Sơ đồ phân loại khoáng sản theo thành phần và công dụng

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

1. Hãy lập bảng để phân biệt các dạng địa hình chính trên Trái Đất theo mẫu sau:

Dạng địa hình chính

Độ cao

Đặc điểm chính

?

?

?

2. Tại sao phải sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí?

Vận dụng

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

3. Kể tên một số hang động ở nước ta mà em biết. Tìm hiểu thông tin và giới thiệu cho bạn bè về hang động mà em thích nhất.

4. Hãy cho biết vùng nào ở nước ta tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu rắn. Vùng nào tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu rắn. Vùng nào tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu lỏng và khí?

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Lịch Sử Và Địa Lý 6

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Công Nghệ 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Khoa Học Tự Nhiên 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Mĩ Thuật 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 1

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Bài Tập Tin Học 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Gợi ý cho bạn

hoat-dong-trai-nghiem-2-305

Hoạt Động Trải Nghiệm 2

Sách Lớp 2 Cánh Diều

dao-duc-1-6

Đạo đức 1

Sách Lớp 1 Cánh Diều

tieng-anh-9-global-success-984

Tiếng Anh 9 (Global Success)

Tiếng Anh 9 (Global Success)

hoat-dong-trai-nghiem-5-1898

Hoạt Động Trải Nghiệm 5

NXB Kết nối tri thức - Hoạt động trải nghiệm 5

vo-bai-tap-dao-duc-1-741

VỞ BÀI TẬP Đạo đức 1

Môn học lớp 1 - NXB Cánh Diều

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.