SGKVN

Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Bài 10: Kì Diệu Rừng Xanh | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 10: Kì Diệu Rừng Xanh - Tiếng Việt 5 - Tập 1. Xem chi tiết nội dung bài Bài 10: Kì Diệu Rừng Xanh và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tiếng Việt 5 - Tập 1 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

ĐỌC

Chia sẻ những điều thú vị về rừng theo hiểu biết hoặc theo tưởng tượng của em.

KÌ DIỆU RỪNG XANH

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đến đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.

Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ấm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyển nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

Sau một hồi len lách mải miết, rê bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bài cây thưa thớt. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu là đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cùng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rơi.

Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.

(Theo Nguyễn Phan Hách)

Từ ngữ

- Tân kì: mới lạ.

- Rừng khộp: còn gọi là rừng thưa với những cây là rộng, rụng là vào mùa khô.

- Mang (hoẵng): loài thú cùng họ với hươu, nai, sừng nhỏ, có hai nhánh; lông màu vàng đỏ.

1. Vì sao nhân vật "tôi" có cảm giác đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon?

2. Muông thú trong rừng được miêu tả thế nào? Theo em, sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho rừng?

3. Vì sao cảnh vật rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi"?

4. Dựa vào nội dung đã tìm hiểu, em hãy đặt tên cho mỗi đoạn trong bài.

 

1. Trong bài Kì diệu rừng xanh, những sự vật nào của tự nhiên được quan sát và miêu tả?

Về thực vật          Về động vật          Về hiện tượng tự nhiên

2. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ dưới đây. Đặt câu với từ em tìm được.

gọn ghẽ          tí hon          thưa thớt

VIẾT

TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
(Tiếp theo)

1. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Bốn mùa trong ánh nước

Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng.

Mùa hè, sau những cơn mưa rào, nước hồ đầy lên, màu nước như bớt xanh hơn. Trong dông gió, hồ nổi sóng. Nhưng dông gió đến đâu thì mặt hồ vẫn chỉ lăn tăn sóng gợn, trầm mặc giữa thinh không, soi bóng những áng mây nổi rồi lại tan.

Về mùa đông, nước hồ cạn đi, sâu xuống, chân cầu Thê Húc bỗng cao hơn, lênh khênh. Trong cái lạnh bao trùm phố phường Hà Nội, nước hồ lặng trong sương, một màn sương trong nhẹ và mỏng như khăn voan. Hồ hiện ra vẻ cổ kính với những cành khô lá vàng in bóng xuống mặt nước lặng thinh.

Có lẽ tưng bừng nhất là vào dịp tết Nguyên đán, hồ được trang điểm lộng lẫy bởi đèn đủ màu, cờ bay phất phới và hoa rực rỡ. Trong mưa bay, người người đi trẩy hội. Ngàn vạn tiếng rao, tiếng mời chào của người bán hàng rong cất lên như chim hót mùa xuân.

Nhưng hồ Hoàn Kiếm đẹp hơn cả là về mùa thu. Mùa thu Hà Nội dường như không có gió lớn, đủ để nước hồ lắng sâu. Ánh nắng mùa thu lại tươi nên mặt hồ ngời lên như ánh mắt thanh xuân. Những cây liễu bên hồ xanh mướt, lá bay dịu dàng như mái tóc thiếu nữ. Những cây đa cổ thụ xanh tốt và tráng kiện như những lão tướng, hàng rễ rủ như những bộ râu oai hùng. Trong đền Ngọc Sơn có nhiều tiếng chim ríu rít, tiếng hót của chím non, của ước mơ bay bổng.

Từng ánh nước của hồ Hoàn Kiếm có biết bao người đã ngắm, từng bóng cây nơi này có biết bao người đã ngồi hóng mát, nghỉ ngơi và thầm nghĩ về cuộc sống của mình ở một góc nhỏ nào trên trái đất này.

(Theo Lê Phương Liên)

a. Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu?
b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn và nêu ý chính của từng phần.
c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được tả vào những thời gian nào? Những từ ngữ nào giúp em nhận biết như vậy?
d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm gì của cảnh hồ Hoàn Kiếm?

2. Em học được những gì về cách miêu tả phong cảnh từ bài văn trên?

Sử dụng nhiều giác quan để quan sát, cảm nhận cảnh vật.

Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm từng cảnh vật.

3. So sánh trình tự miêu tả của bài Bốn mùa trong ảnh nước với bài Đà Lạt.

Ghi nhớ

Ngoài cách tả lần lượt từng phần, từng vẻ đẹp của phong cảnh, có thể tả phong cảnh theo trình tự thời gian (theo các mùa trong năm, theo các buổi trong ngày, theo sự đổi thay của cảnh qua năm tháng....) hoặc phối hợp cả hai cách để miêu tả.

ĐỌC MỞ RỘNG

1. Đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã.

(Theo Mười vạn câu hỏi Vì sao?)

Trên Trái Đất của chúng ta có vô vàn loài động vật sinh sống. Sự tồn tại của thế giới động vật khiến cho Trái Đất luôn tràn đầy sức sống.

(Theo Động vật hoang dã)

Việt Nam là ngôi nhà của rất nhiều loài động vật hoang dã. Năm nào cũng có những loài mới được phát hiện và ghi nhận. 

(Theo Thú rừng Tây Nguyên)

Ngựa rừng mình dài, chân thon và cao. Ngựa rừng sống cuộc sống  hoang dã, tự do trên các triền núi thấp ven dây Trường Sơn.

2. Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH
Tên sách báo: 🌸 Tác giả: 🌸 Ngày đọc: 🌸
Nội dung chính: 🌸 Các loài động vật hoang dã được nói tới: 🌸
Những thông tin mới và bổ ích đối với em: 🌸 Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

3. Trao đổi với bạn về sách báo đã đọc.

G:

Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

- Tóm tắt những thông tin chính đã đọc về thế giới động vật hoang dã (tên loài vật, nơi sinh sống, đặc điểm, thói quen,...).

- Chia sẻ những thông tin thú vị về loài vật đã đọc trong sách báo.

- 🌸

Ghi chép những thông tin quan trọng về một số động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 5 - Tập 1

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Tiếng Anh 5 - Tập Một

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 5 - Tập Hai

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Việt 5 -Tập Một

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Việt 5 -Tập Hai

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Đạo Đức 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Âm Nhạc 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Khoa Học 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Kĩ Thuật 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Mĩ Thuật 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

tin-hoc-5-1635

Tin Học 5

NXB Kết nối tri thức - Tin học 5

tin-hoc-7-898

Tin Học 7

Sách Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

dia-ly-12-615

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

lich-su-8-531

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

ok365 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.