trang 127
ĐỌC:
Những hình ảnh minh hoạ dưới đây có gì thú vị? Chúng giúp em liên tưởng đến cuốn truyện nào?
TRÍ TƯỞNG TƯỢNG PHONG PHÚ
Giô-an Rô-linh là một cô bé có trí tưởng tượng rất phong phú. Giô-an thường nghĩ ra nhiều câu chuyện và kể cho em gái nghe. Chỉ cần nhìn thấy một chú thỏ là Giô-an có ngay một câu chuyện. Cô bắt đầu kể cho em: "Thỏ con bị sốt. Cô ong mang đến cho thỏ một chiếc bánh quy mật ong. Thỏ ăn xong, khỏi bệnh liên.". Hôm sau, em gái nài nỉ cô kể tiếp. Giô-an kế: "Cô ong lo lắng cho bệnh tình của thỏ. Ong tiêm cho thỏ một mũi...". Đứa em vội kêu:"Không phải, hôm qua chị kể khác.". Giô-an nghĩ cô nên viết ra câu chuyện của mình, trước khi quên mất. Câu chuyện Chú thỏ con được ra đời như thế. Đó cũng là lần đầu tiên Giô-an ấp ủ ước mơ trở thành nhà văn. Giô-an bắt đầu ghi lại những câu chuyện mới vào một cuốn sổ.
trang 128
Sau khi tốt nghiệp đại học, Giô-an làm việc tại một công ty nhưng trong đầu cô luôn tràn ngập những câu chuyện. Một lần, ngồi trên tàu, nhìn ra cửa sổ, cô chợt nghĩ tới hình ảnh một cậu bé với cặp kính và một vết sẹo hình tia chớp trên trán. Thế là trước mắt cô, cả đoàn tàu đi vào thế giới phép thuật kì thú. Giô-an đặt tên cho cậu bé là Ha-ri Pót-tơ. Cô nghĩ về ngôi trường cậu bé theo học, bạn bè của cậu,... Càng viết, cô càng phầấn khích.
Một năm trôi qua, Giô-an đã viết xong tập truyện đầu tiên về Ha-ri Pót-tơ. Cô gửi bản thảo đến nhiều nhà xuất bản nhưng đều bị từ chối. Rất may, một nhà xuất bản đã nhận lời. Khi cuốn sách được xuất bản, Giô-an muốn hét thật to: "Mơ ước của mình đã trở thành hiện thực!". Nhưng điều cô không ngờ tới, Ha-ri Pót-tơ và hòn đá phù thủy đã thu hút sự chú ý của rất nhiều trẻ em trên toàn thế giới. Giô-an trở thành nhà văn nổi tiếng. Cô thường nói với các bạn đọc: "Nếu không sáng tác, tôi sẽ không thể ngủ ngon..
(Theo Dun Dơ-rim, Bảo Khanh dịch)
Từ ngữ:
- Giô-an Rô-linh (thường được biết đến với bút danh J.K. Rô-linh): nhà văn người Anh, tác giả của bộ truyện Ha-ri Pót-tơ nổi tiếng từng đoạt nhiều giải thưởng.
- Phấn khích: phấn khởi do tinh thần được cổ vũ, khích lệ.
1: Những chi tiết nào cho biết ngay từ nhỏ, Giô-an Rô-linh đã có trí tưởng tượng rất phong phú?
2: Cô bé Giô-an Rô-linh ấp ủ ước mơ trở thành nhà văn từ khi nào? Bằng cách nào cô thực hiện được ước mơ của mình?
3: Ý tưởng về nhân vật Ha-ri Pót-tơ và câu chuyện kì thú được hình thành trong tình huống nào?
4: Câu chuyện Ha-ri Pót-tơ và hòn đá phù thuỷ được đón nhận như thế nào?
5: Theo em, nhờ đâu nhà văn Giô-an Rô-linh viết được cuốn sách có sức hấp dẫn lớn như vậy?
trang 129
1: Tìm nghĩa của các từ dưới đây:
a. mơ tưởng b. liên tưởng c. ý tưởng d. tưởng tượng
(1)Nghĩ tới sự vật, hiện tượng nào đó có liên quan đến sự việc, hiện tượng đang diễn ra.
(2) Tạo ra trong tâm trí hình ảnh những cái không ở trước mắt hoặc chưa hề có.
(3) Mong mỏi, ước ao những điều xa vời, không thực tế.
(4) Điều nảy ra, nghĩ ra trong đầu, thường chưa trọn vẹn.
2: Chọn từ phù hợp ở bài tập 1 thay cho mỗi bông hoa trong những câu sau:
- Khi đọc truyện, tôi thường 🌸 mình là nhân vật chính. Việc đó giúp tôi hiểu rõ hơn cảm xúc và hành động của nhân vật.
- Bạn có thể chia sẻ với tôi những🌸 của bạn về buổi hội chợ của lớp được không?
- Ngắm nhìn những bông hoa hướng dương nở vàng rực trong vườn, tôi chợt🌸 đến hình ảnh mặt trời đang tỏa nắng.
- Hôm nay, cô giáo cho chúng tôi vẽ tranh. Tôi có.. vẽ một ngôi nhà trên cây. Tôi 🌸đó là một ngôi nhà màu hồng, nhiều cửa sổ và có một cái cầu trượt dài.
VIẾT:
TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN
THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ
Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ.
Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
trang 130
1: Chuẩn bị.
a. Lựa chọn bài thơ theo yêu cầu của đề 1 hoặc đề 2.
b. Đọc bài thơ, ghi ngắn gọn những điều em yêu thích ở bài thơ.
Bài Tuổi Ngựa: Hình ảnh chú ngựa con hiếu động, giàu tình cảm, có ước mơ bay bổng....
Bài Tiếng hạt nảy mầm: Tình yêu thương của cô giáo dành cho các bạn học sinh khiếm thính và thế giới âm thanh được cô chuyển tải qua hình ảnh,...
Bài Trước cổng trời: Bức tranh thiên nhiên đẹp như mơ ở vùng núi cao ngút ngàn qua lời thơ trong trẻo,...
2: Tìm ý.
G:
Mở đầu: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
Triển khai:
- Nêu những điều em yêu thích ở bài thơ.
Ví dụ:
+ Nhân vật trong bài thơ đáng yêu, cảnh vật trong bài thơ tươi đẹp,...
+ Ý thơ hay, bài thơ có ý nghĩa,...
+ Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, lời thơ truyền cảm,...
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ.
+ Yêu mến nhân vật, yêu thích cảnh vật,...
+ Xúc động trước những câu thơ hay, ý thơ sâu sắc,...
Kết thúc: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em với bài thơ.
3: Góp ý và chỉnh sửa.
- Những điều yêu thích ở bài thơ
- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ
- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ
- 🌸
trang 131
ĐỌC MỞ RỘNG
1: Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật.
G: Kiến trúc; Âm nhạc; Điêu khắc; Sân khấu; Hội họa; Điện ảnh; Văn chương
- Những mẫu chuyện âm nhạc (Hoàng Lân)
- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
- Những mẩu chuyện về nhà văn Tô Hoài (Cao Minh)
2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH | ||
Tên câu chuyện: 🌸 | Tác giả: 🌸 | Ngày đọc:🌸 |
Tên nhân vật chính: 🌸 | Lĩnh vực nghệ thuật: 🌸 | |
Nội dung chính của câu chuyện: 🌸 | Chi tiết đáng nhớ: 🌸 | |
Mức độ yêu thích: ☆☆☆☆☆ |
3. Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.
Em có thể:
- Giới thiệu về nhân vật chính trong câu chuyện (tên, nghề nghiệp, những đóng góp trong hoạt động nghệ thuật,...).
- Nêu ấn tượng của em đối với tỉnh thần lao động, sáng tạo của những người nghệ sĩ hoặc sản phẩm nghệ thuật xuất sắc của họ.
Trao đổi với người thân về một người làm nghệ thuật hoặc ý nghĩa của những tác phẩm nghệ thuật đối với cuộc sống.